Khi tổ chức Hội nghị cán bộ công chức thì có bắt buộc toàn bộ cán bộ công chức tại cơ quan nhà nước phải tham dự hay không?
- Khi tổ chức Hội nghị cán bộ công chức thì có bắt buộc toàn bộ cán bộ công chức tại cơ quan nhà nước phải tham dự hay không?
- Lựa chọn đại biểu tham dự Hội nghị cán bộ công chức trong trường hợp một số cán bộ công chức không thể tham dự hội nghị như thế nào?
- Cán bộ công chức có thể tham gia ý kiến những nội dung nào khi dự Hội nghị cán bộ công chức?
Khi tổ chức Hội nghị cán bộ công chức thì có bắt buộc toàn bộ cán bộ công chức tại cơ quan nhà nước phải tham dự hay không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BNV quy định về thành phần tham dự Hội nghị cán bộ công chức như sau:
Thành phần tham dự hội nghị
1. Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức từ 200 người trở xuống: Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tham dự hội nghị.
2. Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên 200 người; hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức hoặc đại biểu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này cho phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị.
3. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, khi tổ chức hội nghị có thể mời người đứng đầu và đại diện Ban chấp hành công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp cục, tổng cục và tương đương nếu cần thiết.
Theo đó, đối với cơ quan nhà nước có tổng số cán bộ công chức từ 200 người trở xuống thì toàn thể cán bộ công chức phải tham dự hội nghị.
Trường hợp cơ quan nhà nước có rên 200 người; hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc thì gười đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức hoặc đại biểu cho phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, không bắt buộc tất cả cán bộ công chức tại cơ quan nhà nước phải tham gia Hội nghị cán bộ công chức. Đối với cơ quan nhà nước trên 200 người hoặc có vị trí việc làm phân tán hoăc vị trí do công việc không thể bỏ vị trí làm việc thì có thể không tham dự. Việc quyết định đối tượng tham dự hội nghị sẽ do người đứng đầu cơ quan quyết định.
Khi tổ chức Hội nghị cán bộ công chức thì có bắt buộc toàn bộ cán bộ công chức tại cơ quan nhà nước phải tham dự hay không? (Hình từ Internet)
Lựa chọn đại biểu tham dự Hội nghị cán bộ công chức trong trường hợp một số cán bộ công chức không thể tham dự hội nghị như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BNV quy định về đại biểu đương nhiên và bầu đại biểu tham dự hội nghị như sau:
Đại biểu đương nhiên và bầu đại biểu tham dự hội nghị
1. Đại biểu đương nhiên là đại diện của cấp tổ chức hội nghị, gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban Thanh tra nhân dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh (nếu có), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Trưởng ban nữ công hoặc cán bộ phụ trách ban nữ công.
2. Việc bầu đại biểu tham dự hội nghị được tiến hành tại hội nghị của các đơn vị thuộc cơ quan, đơn vị thông qua hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định theo đa số. Người trúng cử phải được trên 50% tổng số người dự hội nghị bầu và lấy theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số đại biểu được phân bổ.
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất, quyết định số lượng đại biểu tham dự hội nghị bảo đảm số lượng tối thiểu như sau:
a) Cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên 200 đến đủ 300 người; hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Bầu ít nhất 1/3 cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị là đại biểu tham dự hội nghị.
b) Cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên 300 người: Ngoài số đại biểu tối thiểu phải bầu tại Điểm a Khoản 3 Điều này, cứ 10 người thì bầu thêm ít nhất 01 đại biểu (tính từ người thứ 301 trở đi).
Theo đó, đối với cơ quan nhà nước có có tổng số cán bộ, công chức, viên chức trên 200 đến đủ 300 người; hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Bầu ít nhất 1/3 cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị là đại biểu tham dự hội nghị.
Cán bộ công chức có thể tham gia ý kiến những nội dung nào khi dự Hội nghị cán bộ công chức?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 04/2015/NĐ-CP quy định về những việc cán bộ công chức có thể tham gia ý kiến như sau:
Những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến
1. Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị.
2. Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị.
3. Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
7. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức.
8. Các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, cán bộ công chức có thể tham gia ý kiến đối với những nội dung theo quy định nêu trên khi tham dự Hội nghị cán bộ công chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?