Khi tiếp nhận thông tin về việc phát hiện di vật khảo cổ cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gì?
Di vật khảo cổ là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:
Di vật khảo cổ là những hiện vật được phát hiện qua thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc phát hiện ngẫu nhiên có giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học;
Theo đó, di vật khảo cổ là những hiện vật được phát hiện qua thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc phát hiện ngẫu nhiên có giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học.
Khi tiếp nhận thông tin về việc phát hiện di vật khảo cổ cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 7 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định cụ thể:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền khi tiếp nhận thông tin về việc phát hiện địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ
1. Khi được tổ chức, cá nhân thông báo về việc phát hiện địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ hoặc giao nộp di vật khảo cổ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy chế này phải kịp thời cử người tiếp và ghi nhận đầy đủ thông tin và tổ chức việc bảo vệ, bảo quản di vật khảo cổ.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin về địa điểm khảo cổ và di vật khảo cổ được phát hiện, giao nộp, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Phòng Văn hoá và Thông tin. Sau đó, Phòng Văn hoá và Thông tin phải kịp thời báo cáo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổ chức việc quản lý và bảo vệ.
2. Việc tiếp nhận thông tin về địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ và việc giao nhận di vật khảo cổ phải được lập thành văn bản (mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quy chế này).
3. Triển khai kịp thời hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các biện pháp bảo vệ địa điểm khảo cổ, di vật khảo cổ được phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
Theo đó,
- Khi được tổ chức, cá nhân thông báo về việc phát hiện di vật khảo cổ hoặc giao nộp di vật khảo cổ thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Quy chế này phải kịp thời cử người tiếp và ghi nhận đầy đủ thông tin và tổ chức việc bảo vệ, bảo quản di vật khảo cổ.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp nhận thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin về địa điểm khảo cổ và di vật khảo cổ được phát hiện, giao nộp, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Phòng Văn hoá và Thông tin. Sau đó, Phòng Văn hoá và Thông tin phải kịp thời báo cáo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổ chức việc quản lý và bảo vệ.
- Việc tiếp nhận thông tin về di vật khảo cổ và việc giao nhận di vật khảo cổ phải được lập thành văn bản (mẫu Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL).
- Triển khai kịp thời hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các biện pháp bảo vệ di vật khảo cổ được phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
Di vật khảo cổ (Hình từ Internet)
Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 20 Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ ban hành kèm theo Quyết định 86/2008/QĐ-BVHTTDL quy định như sau:
Chỉnh lý, bảo quản di vật khảo cổ sau thăm dò, khai quật
Sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý, bảo quản di vật khảo cổ đã được thăm dò, khai quật. Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc sau đây:
1. Kiểm kê, chỉnh lý và phân loại theo các tiêu chí khoa học;
2. Làm sạch và tiến hành các biện pháp bảo quản thích hợp đối với những di vật khảo cổ, đặc biệt là các di vật khảo cổ được làm từ chất liệu dễ hư hỏng;
3. Phân tích, thẩm định mẫu di vật khảo cổ;
Trường hợp gửi các mẫu đi nước ngoài để xác định niên đại, giá trị thì thực hiện theo quy định tại các Điều 43, Điều 44 Luật Di sản văn hóa và Điều 24 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP;
4. Gắn chắp, phục dựng những di vật khảo cổ bị vỡ khi đủ căn cứ khoa học;
5. Lập hồ sơ khoa học cho các di vật khảo cổ.
Theo đó, sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ, tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý, bảo quản di vật khảo cổ đã được thăm dò, khai quật. Di vật khảo cổ được xử lý, bảo quản theo nguyên tắc sau đây:
- Kiểm kê, chỉnh lý và phân loại theo các tiêu chí khoa học;
- Làm sạch và tiến hành các biện pháp bảo quản thích hợp đối với những di vật khảo cổ, đặc biệt là các di vật khảo cổ được làm từ chất liệu dễ hư hỏng;
- Phân tích, thẩm định mẫu di vật khảo cổ;
Trường hợp gửi các mẫu đi nước ngoài để xác định niên đại, giá trị thì thực hiện theo quy định tại các Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 và Điều 44 Luật Di sản văn hóa 2001 và Điều 24 Nghị định 92/2002/NĐ-CP (hiện tại nội dung này đã được thay thế bởi Điều 20 Nghị định 98/2010/NĐ-CP)
- Gắn chắp, phục dựng những di vật khảo cổ bị vỡ khi đủ căn cứ khoa học;
- Lập hồ sơ khoa học cho các di vật khảo cổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?