Khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải người bảo hiểm có chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh không?

Cho tôi hỏi khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải người bảo hiểm có chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh không? Khi bảo hiểm hàng hóa thì người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Ân từ Bắc Ninh.

Khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải người bảo hiểm có chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh không?

Căn cứ khoản 3 Điều 325 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm như sau:

Miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm
...
3. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh hoặc những hoạt động quân sự với bất kỳ tính chất nào và hậu quả của nó; bị cưỡng đoạt; gây rối; đình công hoặc những tổn thất xảy ra do hành động trưng thu, trưng dụng, trưng mua, bắt giữ, phá hủy tàu biển hoặc hàng hóa theo mệnh lệnh quân sự hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải, người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh với bất kỳ tính chất nào và hậu quả của nó.

Khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải người bảo hiểm có chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh không?

Khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải người bảo hiểm có chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh không? (Hình từ Internet)

Khi bảo hiểm hàng hóa thì người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 325 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm như sau:

Miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, khi bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm đối với giá dịch vụ vận chuyển, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Tàu biển không đủ khả năng an toàn đi biển vào lúc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp tàu biển có khuyết tật ẩn tỳ hoặc khi xảy ra các tình huống không thể tránh khỏi mặc dù người được bảo hiểm đã có sự quan tâm thích đáng;
b) Bốc lên tàu biển các chất hoặc vật liệu dễ nổ, dễ cháy hoặc những hàng hóa nguy hiểm khác không phù hợp với những quy định về việc vận chuyển loại hàng hóa này, nếu người được bảo hiểm biết nhưng người bảo hiểm không biết.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, khi bảo hiểm hàng hóa, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Tính chất tự nhiên của hàng hóa;
b) Hàng hóa rò rỉ, hao hụt hoặc hao mòn tự nhiên;
c) Đóng gói không đúng quy cách hoặc không thích hợp;
d) Chậm trễ trong việc cung ứng hàng hóa.
3. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh hoặc những hoạt động quân sự với bất kỳ tính chất nào và hậu quả của nó; bị cưỡng đoạt; gây rối; đình công hoặc những tổn thất xảy ra do hành động trưng thu, trưng dụng, trưng mua, bắt giữ, phá hủy tàu biển hoặc hàng hóa theo mệnh lệnh quân sự hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải, khi bảo hiểm hàng hóa, người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp sau đây:

(1) Tính chất tự nhiên của hàng hóa;

(2) Hàng hóa rò rỉ, hao hụt hoặc hao mòn tự nhiên;

(3) Đóng gói không đúng quy cách hoặc không thích hợp;

(4) Chậm trễ trong việc cung ứng hàng hóa.

Khi xảy ra tổn thất liên quan đến rủi ro hàng hải đã được bảo hiểm thì người được bảo hiểm có nghĩa vụ gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất như sau:

Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất
1. Trường hợp xảy ra tổn thất liên quan đến rủi ro hàng hải đã được bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất và bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của người bảo hiểm với người có lỗi gây ra tổn thất. Khi thực hiện nghĩa vụ này, người được bảo hiểm phải thực hiện theo chỉ dẫn hợp lý của người bảo hiểm.
2. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra do người được bảo hiểm quá cẩu thả hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, trường hợp xảy ra tổn thất liên quan đến rủi ro hàng hải đã được bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất và bảo đảm cho việc thực hiện quyền khiếu nại của người bảo hiểm với người có lỗi gây ra tổn thất.

Lưu ý: Khi thực hiện nghĩa vụ này, người được bảo hiểm phải thực hiện theo chỉ dẫn hợp lý của người bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Pháp luật
Rủi ro hàng hải là những rủi ro gì? Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có được phép lập dưới dạng dữ liệu điện tử không?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế là gì? Người được bảo hiểm có được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hải không?
Pháp luật
Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Người được bảo hiểm không không khai báo cho người bảo hiểm biết tất cả thông tin mà mình biết thì có được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm không?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người bảo hiểm và người được bảo hiểm có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm hàng hải trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải người bảo hiểm có chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh không?
Pháp luật
Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải được quy định thế nào? Người được bảo hiểm có nghĩa vụ gì khi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải đã được giao kết mà có thay đổi về rủi ro được bảo hiểm làm tăng mức độ rủi ro thì giải quyết như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
2,060 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào