Khi thực hiện cải tạo đô thị để nâng cao điều kiện sống tại một khu vực cho người dân thì Ủy ban nhân dân cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Khi thực hiện cải tạo đô thị để nâng cao điều kiện sống tại một khu vực cho người dân thì Ủy ban nhân dân cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cải tạo đô thị như sau:
Nguyên tắc cải tạo đô thị
1. Trường hợp xây dựng lại toàn bộ một khu vực trong đô thị phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai; đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng yêu cầu về hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng và môi trường trong khu vực và với khu vực xung quanh.
2. Trường hợp cải tạo, nâng cấp một khu vực để cải thiện, nâng cao điều kiện sống người dân trong khu vực phải đảm bảo kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sự hài hòa không gian, kiến trúc trong khu vực cải tạo và với khu vực xung quanh.
3. Trường hợp nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến các hoạt động và môi trường của đô thị.
4. Trường hợp chỉnh trang kiến trúc công trình phải đảm bảo nâng cao chất lượng không gian, cảnh quan của khu vực và đô thị.
Bên cạnh đó, tại Điều 73 Luật Quy hoạch đô thị 2009 cũng có quy định như sau:
Quản lý cải tạo đô thị theo quy hoạch
Khi thực hiện cải tạo hoặc xây dựng lại một khu vực trong đô thị phải bảo đảm tiết kiệm đất đai, ưu tiên đáp ứng nhu cầu tái định cư tại chỗ cho những người dân trong khu vực; cải thiện điều kiện kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị; xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng trên cơ sở cân đối hài hoà với các khu vực xung quanh; bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, bản sắc truyền thống của đô thị và khu vực.
Như vậy, trường hợp cải tạo đô thị để nâng cao điều kiện sống tại một khu vực cho người dân thì cần đảm bảo
(1) Kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sự hài hòa không gian, kiến trúc trong khu vực cải tạo và với khu vực xung quanh.
(2) Tiết kiệm đất đai, ưu tiên đáp ứng nhu cầu tái định cư tại chỗ cho những người dân trong khu vực.
(3) Cải thiện điều kiện kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị;
(4) xây dựng đồng bộ và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng trên cơ sở cân đối hài hoà với các khu vực xung quanh;
(5) Bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, bản sắc truyền thống của đô thị và khu vực.
Ngoài các yêu cầu trên thì khi thực hiện cải tạo đô thị thì Ủy ban nhân dân cần phải đảm bảo kế hoạch cải tạo đô thị sẽ thể hiện được những nội dung chính sau theo quy định tại Điều 46 Nghị định 37/2010/NĐ-CP:
(1) Phạm vi, ranh giới khu vực và dự án cải tạo đô thị;
(2) Kế hoạch lập quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị.
(3) Kế hoạch định cư và di dời;
(4) Dự kiến nguồn vốn và tiến độ thực hiện;
(5) Tổ chức thực hiện.
Khi thực hiện cải tạo đô thị để nâng cao điều kiện sống tại một khu vực cho người dân thì Ủy ban nhân dân cần đảm bảo những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân khi thực hiện cải tạo đô thị được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân khi thực hiện cải tạo đô thị như sau:
Trách nhiệm quản lý cải tạo đô thị
Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm:
1. Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, công cộng để xác định khu vực cần cải tạo trong đô thị.
2. Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các cơ quan có liên quan về nội dung và kế hoạch cải tạo đô thị.
3. Lập danh mục các dự án cải tạo đô thị và đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đô thị theo giai đoạn 5 năm và hàng năm, để làm cơ sở bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
4. Công khai chương trình, kế hoạch cải tạo hàng năm để tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện và giám sát thực hiện.
Theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn khi thực hiện cải tạo đô thị có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, công cộng cần cải tạo trong đô thị; lấy ý kiến cộng đồng dân cư;...và một số trách nhiệm khác theo quy định nêu trên.
Những trường hợp nào được ưu tiên đưa vào kế hoạch cải tạo đô thị?
Theo Điều 47 Nghị định 37/2010/NĐ-CP thì các trường hợp ưu tiên đưa vào kế hoạch cải tạo gồm:
(1) Khu vực có công trình trong tình trạng hư hỏng, cũ nát có khả năng gây nguy hiểm đến sự an toàn của cộng đồng dân cư.
(2) Khu vực có điều kiện và môi trường sống không đảm bảo, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và trật tự xã hội.
(3) Khu vực trung tâm, trục không gian chính, cửa ngõ của đô thị cần chỉnh trang.
(4) Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực và đô thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?