Khi thông tin và tuyên truyền về trưng cầu ý dân cần bảo đảm những nội dung gì? Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân?
Khi thông tin và tuyên truyền về trưng cầu ý dân cần bảo đảm những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định về nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân như sau:
Nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân
1. Sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân; mục đích, quan điểm trưng cầu ý dân.
2. Nội dung trưng cầu ý dân; các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
3. Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân.
4. Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân.
5. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân.
Theo đó, khi thông tin và tuyên truyền về trưng cầu ý dân cần bảo đảm những nội dung gồm:
(1) Sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân; mục đích, quan điểm trưng cầu ý dân.
(2) Nội dung trưng cầu ý dân; các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.
(3) Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân.
(4) Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân.
(5) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân
Khi thông tin và tuyên truyền về trưng cầu ý dân cần bảo đảm những nội dung gì? Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân? (Hình từ internet)
Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 30 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định về khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân như sau:
Khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân
1. Việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
2. Mỗi khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
3. Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân riêng gồm:
a) Đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;
c) Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.
Theo đó, khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân được xác định gồm:
(1) Việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân do Ủy ban nhân dân huyện quyết định.
(2) Mỗi khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân có từ ba trăm đến bốn nghìn cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
(3) Các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân riêng gồm:
- Đơn vị vũ trang nhân dân;
- Bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà hộ sinh, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ năm mươi cử tri trở lên;
- Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.
Thành lập Tổ trưng cầu ý dân và nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Luật Trưng cầu ý dân 2015 quy định về thành lập Tổ trưng cầu ý dân và nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưng cầu ý dân như sau:
(1) Tổ trưng cầu ý dân được thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu chậm nhất là 40 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ trưng cầu ý dân có từ bảy đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ trưng cầu ý dân có từ chín đến mười một thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các thành viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
(2) Tổ trưng cầu ý dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phụ trách công tác trưng cầu ý dân tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
- Nhận tài liệu và phiếu trưng cầu ý dân từ Ủy ban nhân dân cấp xã; phát thẻ cử tri, phiếu trưng cầu ý dân có đóng dấu của Tổ trưng cầu ý dân cho cử tri;
- Thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân;
- Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân và nội quy phòng bỏ phiếu;
- Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về các khiếu nại, tố cáo của cử tri không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu trưng cầu ý dân đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Báo cáo tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Tổ chức việc bỏ phiếu lại tại khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân (nếu có).
(3) Tổ trưng cầu ý dân kết thúc hoạt động sau 30 ngày kể từ ngày kết quả trưng cầu ý dân được công bố.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong là gì? Thẩm quyền xác nhận phiên hiệu đơn vị thanh niên xung phong?
- Đương nhiên miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên Công an nhân dân khi nào? Trách nhiệm thông báo quyết định miễn nhiệm?
- Các giao dịch bất động sản thông qua hình thức trực tiếp có cần xác nhận bằng văn bản hay không?
- Tên đường bộ được đặt như thế nào? Tên đường bộ bao gồm những gì? Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ?
- Top 5 mẫu văn kể kỷ niệm về thầy cô giáo của em Tiếng Việt lớp 5? Bố cục bài văn kể chuyện như thế nào?