Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là bao lâu?
- Thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý khi nào?
- Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là bao lâu?
- Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý khi nào?
Căn cứ tại Thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình (Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP)
Theo đó, Thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của người thông báo và người giám sát nhận thông báo.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì:
Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc:
Tiếp xúc trong thời gian thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì được tiếp xúc trong trường hợp sau đây:
a) Gia đình có việc cưới, việc tang;
b) Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng cần chăm sóc;
c) Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.
2. Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc khi có nhu cầu tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều này phải gửi thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Việc tiếp xúc chỉ được thực hiện sau khi đã gửi thông báo và người được phân công giám sát ký xác nhận vào giấy thông báo tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình. Thời gian tiếp xúc không quá 04 giờ.
3. Người được phân công giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc phải báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ban hành quyết định cấm tiếp xúc để có biện pháp bảo vệ người bị bạo lực gia đình.
Như vậy, khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc giữa người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình là không quá 04 giờ.
Khi thông báo về việc tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình có giá trị pháp lý thì thời gian tiếp xúc được người bị bạo lực gia đình là bao lâu? (Hình từ Internet)
Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Các trường hợp đề nghị cấm tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình được quy định tại Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
(2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cụ thể:
Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Ngoài ra, nguyên tắc khi cấm tiếp xúc được quy định như sau:
- Bảo đảm lợi ích của người bị bạo lực gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người đang điều trị bệnh.
- Thông báo đầy đủ quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực gia đình trước khi quyết định cấm tiếp xúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?