Khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán sẽ có nghĩa vụ gì?
- Khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán sẽ có nghĩa vụ gì?
- Các nước phát triển khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc sẽ có những nghĩa vụ nào?
- Khi thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì những quốc gia nào sẽ được ưu tiên?
Khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán sẽ có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 5 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nghĩa vụ của các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán
Ngoài các nghĩa vụ ghi trong Điều 4, các Bên phải:
(a) tập trung ưu tiên chống sa mạc hoá và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán và huy động đủ nguồn lực theo khả năng của mình.
(b) Xây dựng chiến lược và các ưu tiên trong khuôn khổ kế hoạch phát triển bền vững hoặc trong các chính sách để phòng chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán.
(c) Khắc phục các nguyên nhân dẫn đến sa mạc hoá và chú ý đến các nhân tố kinh tế xã hội dẫn đến quá trình sa mạc hoá.
(d) Tăng cường nhận thức và sự tham gia của người dân đặc biệt là phụ nữ và thanh niên trong công tác phòng chống sa mạc hoá
(e) Tạo môi trường pháp lý thông qua việc tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật hiện có, ban hành các luật mới, các chính sách và chương trình hoạt động dài hạn.
Theo đó, khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì các nước bị ảnh hưởng bởi mạc hoá và hạn hán sẽ có nghĩa vụ khác ngoài các nghĩ vụ được quy định tại Điều 4 Công ước này như:
- Tập trung ưu tiên chống sa mạc hoá và giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán và huy động đủ nguồn lực theo khả năng của mình.
- Xây dựng chiến lược và các ưu tiên trong khuôn khổ kế hoạch phát triển bền vững hoặc trong các chính sách để phòng chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán.
- Khắc phục các nguyên nhân dẫn đến sa mạc hoá và chú ý đến các nhân tố kinh tế xã hội dẫn đến quá trình sa mạc hoá.
- Tăng cường nhận thức và sự tham gia của người dân đặc biệt là phụ nữ và thanh niên trong công tác phòng chống sa mạc hoá
- Tạo môi trường pháp lý thông qua việc tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật hiện có, ban hành các luật mới, các chính sách và chương trình hoạt động dài hạn.
Sa mạc hóa (Hình từ Internet)
Các nước phát triển khi tham gia Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc sẽ có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ theo Điều 6 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Nghĩa vụ của các nước phát triển
Ngoài nghĩa vụ chung trong Điều 4, các Bên thuộc các nước đã phát triển chịu trách nhiệm:
(a) hỗ trợ tích cực, cá nhân hay tập thể, giúp các nước đang phát triển đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá nhất là các nước Châu Phi, và các nước kém phát triển nhất, chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán .
(b) cung cấp nguồn tài chính và các hình thức hỗ trợ khác giúp các nước bị sa mạc hoá trong các nước đang phát triển đặc biệt là các nước tại Châu Phi nhằm thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược dài hạn của họ về chống sa mạc hoá.
(c) tăng cường huy động nguồn vốn mới từ các tổ chức cá nhân và phi chính phủ.
(d) tăng cường và tạo điều kiện giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc, hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức.
Ngoài những nghĩa vụ được quy định tại Điều 4 Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc năm 1994 thì khi tham gia Công ước này các nước phát triển còn có các nghĩa vụ sau:
- Hỗ trợ tích cực, cá nhân hay tập thể, giúp các nước đang phát triển đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá nhất là các nước Châu Phi, và các nước kém phát triển nhất, chống sa mạc hoá và giảm bớt ảnh hưởng của hạn hán .
- Cung cấp nguồn tài chính và các hình thức hỗ trợ khác giúp các nước bị sa mạc hoá trong các nước đang phát triển đặc biệt là các nước tại Châu Phi nhằm thực hiện có hiệu quả các kế hoạch và chiến lược dài hạn của họ về chống sa mạc hoá.
- Tăng cường huy động nguồn vốn mới từ các tổ chức cá nhân và phi chính phủ.
- Tăng cường và tạo điều kiện giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc, hỗ trợ kỹ thuật và kiến thức.
Khi thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì những quốc gia nào sẽ được ưu tiên?
Căn cứ theo Điều 7 Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc năm 1994 quy định như sau:
Ưu tiên cho Châu Phi
Để thực hiện Công ước này các bên tham gia sẽ dành ưu tiên cho các nước ở Châu Phi hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề đồng thời cũng sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển khác hiện cũng bị ảnh hưởng
Như vậy, khi thực hiện Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc thì cho các nước ở Châu Phi hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề sẽ được ưu tiên và đồng thời cũng sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển khác hiện cũng bị ảnh hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?