Khi soi chiếu hành lý xách tay của tiếp viên hàng không mà phát hiện nghi vấn thì nhân viên an ninh hàng không được phép xử lý như thế nào?
- Tiếp viên hàng không có phải thực hiện soi chiếu hành lý xách tay khi thực hiện chuyến bay như hành khách hay không?
- Khi soi chiếu hành lý xách tay của tiếp viên hàng không mà phát hiện nghi vấn thì nhân viên an ninh hàng không được phép xử lý như thế nào?
- Phát hiện ma túy trong hành lý xách tay của tiếp viên hàng không thì tiếp viên sẽ bị xử lý như thế nào?
Tiếp viên hàng không có phải thực hiện soi chiếu hành lý xách tay khi thực hiện chuyến bay như hành khách hay không?
Căn cứ Điều 43 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định về việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay như sau:
Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với thành viên tổ bay
1. Người khai thác tàu bay phải cung cấp danh sách tổ bay cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trước khi tổ bay làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không. Tổ bay phải mặc trang phục theo quy định, tự đóng gói hành lý và chỉ được phép mang hành lý theo quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Thành viên tổ bay phải xuất trình thẻ nhận dạng tổ bay tại điểm kiểm tra an ninh hàng không. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra, đối chiếu danh sách tổ bay của chuyến bay do người khai thác tàu bay cung cấp với thẻ nhận dạng tổ bay.
3. Việc soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh đối với thành viên tổ bay và hành lý của họ được thực hiện như đối với hành khách, hành lý xách tay của hành khách xuất phát.
4. Hãng hàng không quy định chi tiết việc kiểm soát hành lý, đồ vật của tổ bay khi lên tàu bay trong chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
5. Quy trình kiểm tra an ninh đối với tổ bay và hành lý xách tay xuất phát phải được quy định chi tiết trong quy chế an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
Như vậy, tiếp viên hàng không bắt buộc phải thực hiện soi chiếu hành lý như hành khách trước khi lên chuyến bay.
Khi soi chiếu hành lý xách tay của tiếp viên hàng không mà phát hiện nghi vấn thì nhân viên an ninh hàng không được phép xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi soi chiếu hành lý xách tay của tiếp viên hàng không mà phát hiện nghi vấn thì nhân viên an ninh hàng không được phép xử lý như thế nào?
Theo quy định thì tiếp viên hàng không cần phải soi chiếu hành lý như hành khác và cũng không có quy định riêng về việc soi chiếu đối với tiếp viên hàng không nên có thể áp dụng Điều 41 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT) quy định về các bước soi chiếu hành lý của hành khách như sau:
Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát
...
8. Hành khách phải tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không và chấp hành quy trình soi chiếu an ninh hàng không đối với người và hành lý xách tay như sau:
a) Hành khách cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân và các đồ vật khác mang theo người; đặt các đồ vật, chất lỏng, thiết bị điện tử vào khay đưa qua máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ;
b) Hành khách đi qua cổng từ, nếu cổng từ báo động thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan;
c) Hành khách đặt hành lý xách tay lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X; khi hành lý có nghi vấn, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không phải tiến hành kiểm tra trực quan hoặc lục soát an ninh hàng không theo quy định.
...
Như vậy, trong quá trình soi chiếu nếu phát hiện tiếp viên hàng không có nghi vấn thì nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được phép
- Sử dụng kết hợp thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan trên người tiếp viên hàng không.
- Tiến hành kiểm tra trực quan hoặc lục soát an ninh hàng không nếu phát hiện hành lý xách tay của tiếp viên hàng không có nghi vấn.
Phát hiện ma túy trong hành lý xách tay của tiếp viên hàng không thì tiếp viên sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo đó, trường hợp phát hiện ma túy trong hành lý xách tay của nhân viên hàng không thì trước hết nhân viên kiểm soát an ninh hàng không cần phối hợp với cơ quan công an để tiến hành xử lý.
Trường hợp này cần làm rõ nhân viên hàng không có biết rõ nguồn hàng trong hành lý xách tay mình đem về không (được người khác nhờ mang về, mua dùm nhưng không biết rõ nguồn gốc,...). Trong trường hợp không biết rõ tiếp viên hàng không sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu qua quá trình điều tra cho thấy có đủ yếu tổ để cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong 02 khả năng sau:
(1) Khả năng thứ nhất: nếu có đủ cơ sở cho thấy tiếp viên hàng không biết số hàng hóa bên trong là ma túy nhưng vẫn đưa về, thì có thể căn cứ Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển chất ma tuý
(2) Khả năng thứ hai: nếu vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì có dấu hiệu phạm tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm. Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?