Khi sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ em, nhiệm vụ của người cấp cứu là gì? Hậu quả của việc không sơ cấp cứu kịp thời?
Khi sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ em, nhiệm vụ của người cấp cứu là gì?
Nhiệm vụ của người cấp cứu được hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục I Bài 1 Phần 1 Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh (có tài liệu kèm theo) kèm theo Quyết định 966/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU TNTT
1. Định nghĩa
Sơ cấp cứu ban đầu là sự trợ giúp ban đầu, ngay lập tức cho người bệnh hoặc nạn nhân (sau đây gọi chung là nạn nhân) cho đến khi họ được chăm sóc bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp. Đó không chỉ là những xử trí ban đầu đối với chấn thương của nạn nhân mà còn là sự chăm sóc ban đầu khác như trấn an tâm lý đối với nạn nhân và những người chứng kiến sự kiện TNTT, người thân của nạn nhân.
Sơ cứu thường bao gồm các thủ thuật đơn giản, thông thường dễ thực hiện. Sơ cứu nhằm giữ cho tình trạng sức khỏe của nạn nhân không trở nên nguy kịch hơn và nó không thay thế cho việc điều trị y tế.
Sơ cứu được xem như là một phần trong chăm sóc cấp cứu nhằm mục đích:
- Làm tăng khả năng sống sót.
- Ngăn ngừa khả năng nặng lên của thương tật.
- Góp phần ổn định sức khỏe cho nạn nhân.
Người sơ cấp cứu phải được đào tạo lý thuyết và kỹ năng thực hành cấp cứu.
2. Nhiệm vụ của người cấp cứu
- Để nạn nhân ở vị trí cấp cứu an toàn.
- Gọi người xung quanh trợ giúp.
- Cấp cứu ban đầu cho nạn nhân.
- Gọi hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu 115.
- Ghi lại hoặc nhờ người ghi lại những điều đã xảy ra, những việc đã làm.
- Có thể sử dụng các biện pháp phòng nhiễm trùng cho người sơ cấp cứu: rửa tay, đeo găng, có thể sử dụng mask (mặt nạ) để hô hấp nhân tạo.
3. Nhiệm vụ của người trợ giúp
- Tìm kiếm tất cả các nạn nhân trong vụ tai nạn thương tích.
- Tìm kiếm tất cả mọi sự chăm sóc.
- Gọi cấp cứu y tế và chỉ dẫn người cấp cứu đến đúng địa chỉ cần cấp cứu.
- Thực hiện chăm sóc cần thiết cho nạn nhân theo yêu cầu của người thực hiện sơ cấp cứu.
- Đặt đúng các tư thế của nạn nhân.
- Ghi chép lại những điều đã xảy ra, những việc đã làm
- Trấn an tâm lý đối với người nhà nạn nhân (nếu có).
...
Theo quy định trên, sơ cấp cứu ban đầu là sự trợ giúp ban đầu, ngay lập tức cho người bệnh hoặc nạn nhân cho đến khi họ được chăm sóc bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp.
Đó không chỉ là những xử trí ban đầu đối với chấn thương của nạn nhân mà còn là sự chăm sóc ban đầu khác như trấn an tâm lý đối với nạn nhân và những người chứng kiến sự kiện tai nạn thương tích, người thân của nạn nhân.
Nhiệm vụ của người cấp cứu khi sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ em đó là:
- Để nạn nhân ở vị trí cấp cứu an toàn.
- Gọi người xung quanh trợ giúp.
- Cấp cứu ban đầu cho nạn nhân.
- Gọi hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu 115.
- Ghi lại hoặc nhờ người ghi lại những điều đã xảy ra, những việc đã làm.
- Có thể sử dụng các biện pháp phòng nhiễm trùng cho người sơ cấp cứu: rửa tay, đeo găng, có thể sử dụng mask (mặt nạ) để hô hấp nhân tạo.
Sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ em (Hình từ Internet)
Hậu quả của việc không sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ em kịp thời như thế nào?
Hậu quả của việc không sơ cấp cứu kịp thời được hướng dẫn tại tiểu mục 4 Mục I Bài 1 Phần 1 Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh (có tài liệu kèm theo) kèm theo Quyết định 966/QĐ-BGDĐT năm 2023.
Theo đó, nếu không sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ em kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả sau:
- Tim ngừng đập và dẫn đến tử vong.
- Nếu ngừng tim trên 4 phút thì não có thể bị tổn thương.
- Nếu ngừng tim trên 10 phút thì não tổn thương không thể phục hồi.
Có mấy bước sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích ở trẻ em?
Các bước sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em được quy định tại tiểu mục 5 Mục I Bài 1 Phần 1 Tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em, học sinh (có tài liệu kèm theo) kèm theo Quyết định 966/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
Như vậy, sơ cấp cứu ban đầu tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em có các bước sau:
Bước 1. Nhận định tình huống
Quan sát hiện trường xem có vấn đề nguy hiểm hay không, có một người bị nạn hay nhiều người bị nạn, tình huống xảy ra có xa hay gần trung tâm y tế, mức độ đã được trợ giúp ra sao.
Bước 2. Lập kế hoạch chuẩn bị sơ cấp cứu nạn nhân.
Bước 3. Thực hiện theo kế hoạch sơ cấp cứu và hỗ trợ nạn nhân như:
Hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực.
Bước 4. Đánh giá lại kết quả vừa cấp cứu
Đánh giá lại kết quả vừa cấp cứu xem tình trạng sức khoẻ của nạn nhân có được cải thiện không. Thông báo cho gia đình hoặc người thân, người giám hộ hợp pháp của nạn nhân càng sớm càng tốt. Trấn an và giải thích cho nạn nhân được sơ cứu. Hoàn tất thủ tục báo cáo sự việc xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?