Khi sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, điểm sát hạch đối với kỹ năng hãm tàu tối đa bao nhiêu?
- Khi sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, nội dung sát hạch đối với kỹ năng hãm tàu như thế nào?
- Điểm sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia đối với kỹ năng hãm tàu tối đa bao nhiêu?
- Khi sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia, kỹ năng hãm tàu của thí sinh có thể bị trừ điểm trong những trường hợp nào?
Khi sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, nội dung sát hạch đối với kỹ năng hãm tàu như thế nào?
Khi sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, nội dung sát hạch đối với kỹ năng hãm tàu được quy định tại khoản 5 Điều 48 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Nội dung sát hạch
1. Công tác chuẩn bị: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ quy định, các ấn chỉ chạy tàu cần thiết.
2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, hô đáp theo quy định.
3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu 02 lần theo biểu đồ chạy tàu. Vị trí dừng tàu được xác định bằng cách đối chiếu tim ghế ngồi của lái tàu, theo phương vuông góc với tim đường sắt, với mốc chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:
a) Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt: Trước không quá 03 mét hoặc vượt không quá 01 mét so với mốc chuẩn;
b) Đối với tàu khách: Trước không quá 06 mét hoặc vượt không quá 02 mét so với mốc chuẩn;
c) Đối với tàu hàng: Trước không quá 08 mét hoặc vượt không quá 04 mét so với mốc chuẩn.
4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành.
5. Kỹ năng hãm tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Theo đó, khi sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, thì thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Trước đây, căn cứ theo khoản 5 Điều 52 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về nội dung sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia như sau:
Nội dung sát hạch
1. Công tác chuẩn bị: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ quy định, các ấn chỉ chạy tàu cần thiết.
2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, hô đáp theo quy định.
3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu 02 lần. Vị trí dừng tàu được xác định bằng cách đối chiếu tim ghế ngồi của lái tàu, theo phương vuông góc với tim đường sắt, với mốc chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:
a) Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt: Trước không quá 03 mét hoặc vượt không quá 01 mét so với mốc chuẩn;
b) Đối với tàu khách: Trước không quá 06 mét hoặc vượt không quá 02 mét so với mốc chuẩn;
c) Đối với tàu hàng: Trước không quá 08 mét hoặc vượt không quá 04 mét so với mốc chuẩn.
4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành.
5. Kỹ năng hãm tàu:Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đường sắt 2017 thì Đường sắt quốc gia thuộc hệ thống đường sắt Việt Nam, đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.
Theo đó, khi sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia có những nội dung được quy định cụ thể trên.
Về kỹ năng hãm tàu: Thí sinh khi sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Khi sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, điểm sát hạch đối với kỹ năng hãm tàu tối đa bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điểm sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia đối với kỹ năng hãm tàu tối đa bao nhiêu?
Điểm sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia đối với kỹ năng hãm tàu tối đa được quy định tại khoản 5 Điều 49 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) thì kỹ năng hãm tàu: Tối đa 20 điểm.
Trước đây, căn cứ theo khoản 5 Điều 53 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) quy định về điểm sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia như sau:
Điểm sát hạch
Điểm sát hạch thực hành lái tàu tối đa là 100 điểm và được quy định như sau:
1. Công tác chuẩn bị: Tối đa 10 điểm.
2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Tối đa 20 điểm.
3. Kỹ năng dừng tàu: Tối đa 20 điểm.
4. Kỹ năng lái tàu: Tối đa 30 điểm, trong đó:
a) Thời gian chạy tàu khu gian: Tối đa 10 điểm. Trong trường hợp có vị trí chạy chậm trong khu gian thì sát hạch viên phải báo cho thí sinh biết và phải cộng thêm thời gian kỹ thuật của vị trí chạy chậm đó;
b) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định: Tối đa 20 điểm.
5. Kỹ năng hãm tàu:Tối đa 20 điểm.
Theo đó, điểm sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia tối đa là 100 điểm và kỹ năng hãm tàu tối đa là 20 điểm.
Khi sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt quốc gia, kỹ năng hãm tàu của thí sinh có thể bị trừ điểm trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 54 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về việc trừ điểm khi vi phạm như sau:
Trừ điểm khi vi phạm
Thí sinh bị trừ điểm trong các trường hợp sau:
1. Công tác chuẩn bị: Sau khi kiểm tra vẫn để thiếu dụng cụ, ấn chỉ chạy tàu, mỗi loại thiếu trừ 01 điểm.
2. Báo cáo, hô đáp: Báo cáo, hô đáp thiếu hoặc sai mỗi lần trừ 03 điểm.
3. Kỹ năng dừng tàu: Mỗi mét dừng trước khoảng cho phép bị trừ 01 điểm, mỗi mét dừng quá khoảng cho phép bị trừ 03 điểm.
4. Kỹ năng lái tàu:
a) Thời gian lái tàu trên mỗi khu gian nếu chênh lệch so với quy định trong biểu đồ chạy tàu: Mỗi phút chênh lệch trừ 03 điểm;
b) Vi phạm quy định về kỹ năng lái tàu: Mỗi lỗi vi phạm trừ 02 điểm.
5. Kỹ năng hãm tàu: Mỗi lỗi vi phạm trừ 02 điểm.
Theo quy định trên, thí sinh bị trừ điểm đối với kỹ năng hãm tàu mỗi lỗi vi phạm trừ 02 điểm.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?