Khi ra vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thì có được mang ví tiền vào không? Mục đích vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh là gì?
Mục đích vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh là gì?
Mục đích vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh được quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTC như sau:
Mục đích vào kho tiền
1. Gửi vào, lấy ra và xuất, nhập tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý, tài sản theo quy định của pháp luật được bảo quản trong kho.
2. Sắp xếp, đảo kho, vệ sinh kho, chống mối, mọt, chuột, gián, ẩm mốc.
3. Kiểm kê, kiểm tra kho theo định kỳ hoặc đột xuất.
4. Sửa chữa, lắp đặt các trang thiết bị trong kho.
5. Cứu tài sản trong kho khi xảy ra sự cố.
6. Các trường hợp đặc biệt khác phải được thủ trưởng đơn vị có kho tiền đồng ý bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì mục đích vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh gồm:
- Gửi vào, lấy ra và xuất, nhập tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý, tài sản theo quy định của pháp luật được bảo quản trong kho.
- Sắp xếp, đảo kho, vệ sinh kho, chống mối, mọt, chuột, gián, ẩm mốc.
- Kiểm kê, kiểm tra kho theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Sửa chữa, lắp đặt các trang thiết bị trong kho.
- Cứu tài sản trong kho khi xảy ra sự cố.
- Các trường hợp đặc biệt khác phải được thủ trưởng đơn vị có kho tiền đồng ý bằng văn bản
Khi ra vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thì có được mang ví tiền vào không? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được phép vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh?
Đối tượng nào được phép vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước, thì theo quy định tại Điều 13 Thông tư 33/2017/TT-BTC như sau:
Đối tượng được phép vào kho tiền
1. Ban Quản lý kho tiền, nhân viên phụ kho thực hiện việc nhập xuất tiền, tài sản bảo quản trong kho tiền.
2. Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước vào kiểm tra kho tiền Kho bạc Nhà nước các cấp.
3. Giám đốc, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh vào kiểm tra kho tiền thuộc cấp mình quản lý.
4. Công chức Kho bạc Nhà nước có quyết định kiểm tra kho, quỹ.
5. Công chức của đơn vị có trách nhiệm kiểm kê, kiểm tra định kỳ, đột xuất về kho tiền, đảo kho, vệ sinh kho, chống mối, mọt, chuột, gián, ẩm mốc; lãnh đạo phòng (tổ) phụ trách kho quỹ kiểm tra giám sát việc xuất, nhập tiền, tài sản trong kho tại đơn vị mình.
6. Nhân viên kỹ thuật sửa chữa kho tiền, trang thiết bị trong kho và những người thực hiện nhiệm vụ trong kho tiền phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị có kho tiền.
7. Người có trách nhiệm cứu tài sản trong kho tiền trong các trường hợp khẩn cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được phép vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh gồm:
- Ban Quản lý kho tiền, nhân viên phụ kho thực hiện việc nhập xuất tiền, tài sản bảo quản trong kho tiền;
- Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước vào kiểm tra kho tiền Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh;
- Giám đốc, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh vào kiểm tra kho tiền thuộc cấp mình quản lý;
- Công chức Kho bạc Nhà nước có quyết định kiểm tra kho, quỹ;
- Công chức của đơn vị có trách nhiệm kiểm kê, kiểm tra định kỳ, đột xuất về kho tiền, đảo kho, vệ sinh kho, chống mối, mọt, chuột, gián, ẩm mốc; lãnh đạo phòng (tổ) phụ trách kho quỹ kiểm tra giám sát việc xuất, nhập tiền, tài sản trong kho tại đơn vị mình;
- Nhân viên kỹ thuật sửa chữa kho tiền, trang thiết bị trong kho và những người thực hiện nhiệm vụ trong kho tiền phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị có kho tiền.
- Người có trách nhiệm cứu tài sản trong kho tiền trong các trường hợp khẩn cấp.
Khi ra vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thì có được mang ví tiền vào không?
Khi ra vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thì có được mang ví tiền vào không, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 33/2017/TT-BTC như sau:
Quy định vào, ra kho tiền
1. Mỗi lần vào, ra kho tiền, từng người phải ký xác nhận vào “Sổ theo dõi vào - ra kho tiền”.
2. Trước khi vào và sau khi ra khỏi kho tiền, các thành viên giữ chìa khóa phải có mặt đầy đủ để chứng kiến việc mở, đóng cửa kho tiền. Các thành viên giữ chìa khóa phải tự bảo vệ bí mật mã số. chìa khóa cửa kho tiền khi mở, đóng cửa kho tiền.
3. Khi vào, thủ kho vào đầu tiên, khi ra thủ kho ra sau cùng. Trường hợp đã vào kho nếu một người giữ chìa khóa cửa kho ra ngoài thì tất cả mọi người đều phải ra khỏi kho.
4. Kiểm tra trước khi vào, ra kho tiền:
a) Trước khi mở khóa kho, các thành viên giữ chìa khóa kho phải quan sát kỹ tình trạng bên ngoài của các ổ khóa. Nếu có dấu hiệu nghi vấn thì không được mở khóa và phải lập biên bản, ghi nhận đầy đủ các dấu hiệu đó. Nếu có dấu hiệu kho bị xâm phạm phải giữ nguyên hiện trường và mời công an trên địa bàn đến xem xét, lập biên bản, sau đó tùy tình hình cụ thể để xử lý nhưng phải đảm bảo nguyên tắc an toàn kho và yêu cầu của cơ quan chức năng.
b) Sau khi ra khỏi kho, Ban Quản lý kho khóa cửa kho theo quy định.
5. Không được mang bao, túi, cặp, ví tiền của cá nhân vào trong kho.
Như vậy, theo quy định trên thì khi ra vào kho tiền của Kho bạc Nhà nước thì không được mang ví tiền của cá nhân vào kho tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?