Khi nghĩa vụ thi hành án về tài sản được bảo đảm bằng việc thế chấp tàu biển thì Tòa án có được ra quyết định bắt giữ tàu biển không?
Ai có quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án?
Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định về quyền yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án như sau:
Thông qua cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án.
Trong đó, Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 như sau:
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa (sau đây gọi là cảng) mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.
- Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
Như vậy, thông qua cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam có quyền yêu cầu Tòa án có ra quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án.
Bắt giữ tàu biển
Khi nghĩa vụ thi hành án về tài sản được bảo đảm bằng việc thế chấp tàu biển thì Tòa án có được ra quyết định bắt giữ tàu biển không?
Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định điều kiện bắt giữ tàu biển để thi hành án như sau:
(1) Khi có yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án theo quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh này, Tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:
- Chủ tàu là người phải thi hành án về tài sản và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
- Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến hoặc người khai thác tàu là người phải thi hành án về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh từ khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến, người khai thác tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
- Nghĩa vụ thi hành án về tài sản được bảo đảm bằng việc thế chấp tàu biển đó;
- Nghĩa vụ thi hành án là việc phải trả lại tàu biển đó cho người được thi hành án.
(2) Tòa án chỉ quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án khi cơ quan thi hành án dân sự không thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành án, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này hoặc người phải thi hành án ở nước ngoài và không có tài sản khác ở Việt Nam.
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án gồm những nội dung gì?
Điều 45 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án như sau:
(1) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án phải làm đơn yêu cầu kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án hoặc bản sao quyết định của Trọng tài.
(2) Đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên cơ quan thi hành án dân sự nhận đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu biển;
- Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển bị yêu cầu bắt giữ, bến cảng nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của thuyền trưởng;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ tàu;
- Tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu trần, người khai thác tàu trong trường hợp đòi người thuê tàu, người khai thác tàu trả tiền;
- Nghĩa vụ về tài sản phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo quyết định Trọng tài;
- Lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển;
- Dự kiến tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.
(3) Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu biển để thi hành án không biết chính xác đầy đủ các nội dung quy định tại các điểm đ, e và g khoản 2 Điều này thì ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó.
Tựu trung, khi nghĩa vụ thi hành án về tài sản được bảo đảm bằng việc thế chấp tàu biển thông qua cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người được thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam có quyền yêu cầu Tòa án có ra quyết định bắt giữ tàu biển để thi hành án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?