Khi nào phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu? Điều kiện của cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn?
Khi nào phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA quy định thì phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu trong các trường hợp sau đây:
(1) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
(2) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
(3) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.
(4) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Khi nào phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu? (Hình từ Internet)
Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ thì phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu đúng không?
Chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA như sau:
Thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
2. Việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không vi phạm luật Giao thông đường bộ được quy định như sau:
a) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 3 Thông tư liên tịch này có thẻ bảo hiểm y tế thì Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí xét nghiệm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
b) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này không có thẻ bảo hiểm y tế và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này có hoặc không có thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan Công an yêu cầu xét nghiệm thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước;
c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch này không có thẻ bảo hiểm y tế phải thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành của cơ quan có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Điều kiện của cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA thì cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu.
(2) Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm.
(3) Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA quy định, cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu có các trách nhiệm sau:
(1) Thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho những trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA theo yêu cầu của cơ quan Công an hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Cơ sở y tế không đủ điều kiện xét nghiệm phải lấy mẫu máu, bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy trình đến cơ sở xét nghiệm.
Trong trường hợp người được yêu cầu xét nghiệm đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, cơ sở xét nghiệm cử cán bộ đến địa điểm ghi trên phiếu yêu cầu xét nghiệm của cơ quan Công an để lấy mẫu máu, thực hiện xét nghiệm;
(2) Bảo đảm xét nghiệm chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xét nghiệm;
(3) Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội bảo đảm các quyền lợi của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?