Khi nào người lập di chúc để lại tài sản là đất đai mà khi đi chứng thực di chúc không cần xuất trình giấy chứng minh quyền sử dụng đất?

Cho hỏi: Chứng thực di chúc được thực hiện tại cơ quan nào? Khi nào người lập di chúc để lại tài sản là đất đai mà khi đi chứng thực di chúc không cần xuất trình giấy chứng minh quyền sử dụng đất? câu hỏi của chị Trân (Vũng Tàu).

Khi nào người lập di chúc để lại tài sản là đất đai mà khi đi chứng thực di chúc không cần xuất trình giấy chứng minh quyền sử dụng đất?

Tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 có định nghĩa về di chúc như sau:

Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Dẫn chiếu đến Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch
1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.
Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
...

Như vậy, trong trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng thì người lập di chúc để lại tài sản là đất đai khi đi chứng thực di chúc sẽ không cần xuất trình giấy chứng minh quyền sử dụng đất.

Khi nào người lập di chúc để lại tài sản là đất đai mà khi đi chứng thực di chúc không cần xuất trình giấy chứng minh quyền sử dụng đất?

Khi nào người lập di chúc để lại tài sản là đất đai mà khi đi chứng thực di chúc không cần xuất trình giấy chứng minh quyền sử dụng đất? (hình từ internet)

Người lập di chúc phải đảm bảo các điều kiện nào theo luật định?

Tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Theo đó, người lập di chúc phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Là người thành niên;

- Lập di chúc trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

Lưu ý: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Chứng thực di chúc được thực hiện tại cơ quan nào?

Tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
...
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Đối chiếu với quy định trên thì việc lập di chúc được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đồng thời tại Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về địa điểm chứng thực như sau:

Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

Như vậy trong trường hợp người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác thì việc chứng thực di chúc không bắt buộc thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Chứng thực di chúc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể chứng thực di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã hay không? Thủ tục chứng thực di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện chứng thực di chúc? Chỉ được chứng thực di chúc tại nơi đăng ký thường trú đúng không?
Pháp luật
Hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc thừa kế căn nhà tại Ủy ban nhân dân huyện bao gồm những giấy tờ nào?
Pháp luật
Con là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì có được chứng thực di chúc thừa kế của cha mẹ không?
Pháp luật
Khi nào người lập di chúc để lại tài sản là đất đai mà khi đi chứng thực di chúc không cần xuất trình giấy chứng minh quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Trường hợp nào chứng thực di chúc không cần thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực?
Pháp luật
Lời chứng trong chứng thực di chúc có phải là nội dung bắt buộc của Văn bản chứng thực không? Mẫu lời chứng mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng thực di chúc
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,827 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng thực di chúc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào