Khi nào người chơi các trò chơi điện tử trên mạng phải thực hiện cung cấp thông tin? Cung cấp sai có bị phạt hay không?
Người tham gia chơi các trò chơi điện tử trên mạng có các quyền và nghĩa vụ gì?
Tại Điều 37 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của người chơi trò chơi điện tử trên mạng gồm:
- Được chơi các trò chơi điện tử trừ các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp Luật;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet gồm:
+ Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
+ Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
+ Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.
+ Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tại Nghị định này
- Lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình;
- Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật;
- Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
- Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Theo đó một trong những nghĩa vụ của người chơi là đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Khi nào người chơi các trò chơi điện tử trên mạng phải thực hiện cung cấp thông tin? Cung cấp sai có bị phạt hay không? (Hình từ Internet)
Khi nào người chơi trò chơi điện tử trên mạng được yêu cầu thực hiện cung cấp thông tin?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT quy định như sau:
"Điều 6. Thông tin cá nhân người chơi
1. Khi tạo tài khoản sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử G1, người chơi phải cung cấp những thông tin cá nhân sau đây:
a) Họ và tên;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Địa chỉ đăng ký thường trú;
d) Số Chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
đ) Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp người chơi dưới 14 (mười bốn) tuổi và chưa có Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 phải lưu giữ các thông tin cá nhân người chơi trong suốt quá trình người chơi sử dụng dịch vụ và trong 06 (sáu) tháng sau khi người chơi ngừng sử dụng dịch vụ; doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử G1 phải triển khai hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ sẵn sàng kết nối với cơ sở dữ liệu chứng minh nhân dân hoặc hệ thống mã số cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để xác thực thông tin của người chơi."
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định:
"Điều 31. Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng
1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:
a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4)."
Theo đó thì trò chơi điện tử G1 là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
Như vậy việc người chơi chỉ phải cung cấp thông tin cá nhân khi đăng ký tài khoản trò chơi điện tử G1.
Cung cấp thông tin cá nhân sai khi sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử G1 có bị xử phạt không?
Về hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 106. Vi phạm quy định về người chơi
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký không đúng thông tin cá nhân khi chơi các trò chơi điện tử G1.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia;
b) Mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng."
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?