Khi nào có thay đổi về phương pháp kiểm kê khí nhà kính thì phải thực hiện tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở?
- Khi nào có thay đổi về phương pháp kiểm kê khí nhà kính thì phải thực hiện tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở?
- Việc xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện khi nào?
- Nguồn phát thải gián tiếp thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở là những nguồn nào?
- Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Khi nào có thay đổi về phương pháp kiểm kê khí nhà kính thì phải thực hiện tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư 38/2023/TT-BCT như sau:
Tính toán lại kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở
1. Cơ sở có trách nhiệm giải trình và tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của các kỳ kiểm kê trước khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi về phạm vi kiểm kê KNK;
b) Có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê KNK dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê KNK gần nhất;
c) Có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải KNK.
2. Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Như vậy, khi có thay đổi về phương pháp kiểm kê khí nhà kính dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê khí nhà kính gần nhất thì phải thực hiện tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Khi nào có thay đổi về phương pháp kiểm kê khí nhà kính thì phải thực hiện tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở? (Hình từ Internet)
Việc xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư 38/2023/TT-BCT về quy trình kỹ thuật kiểm kê khí nhà kính như sau:
Quy trình kỹ thuật kiểm kê KNK cấp cơ sở
1. Xác định phạm vi kiểm kê KNK cấp cơ sở.
2. Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê KNK cấp cơ sở.
3. Lựa chọn hệ số phát thải KNK cấp cơ sở.
4. Xác định phương pháp kiểm kê KNK cấp cơ sở.
5. Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê KNK cấp cơ sở.
6. Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê KNK cấp cơ sở.
7. Tính toán lại kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở.
8. Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở.
Như vậy, việc xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện sau khi đã tiến hành:
- Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
- Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
- Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở.
Nguồn phát thải gián tiếp thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở là những nguồn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2023/TT-BCT như sau:
Phạm vi kiểm kê KNK cấp cơ sở
Kiểm kê KNK cấp cơ sở được thực hiện đối với các nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của Cơ sở, cụ thể như sau:
1. Nguồn phát thải trực tiếp:
a) Phát thải từ nguồn cố định gồm hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị lắp đặt cố định như nồi hơi, lò nung, đầu đốt, tua-bin, lò sưởi, lò đốt, v.v...;
b) Phát thải từ nguồn di động gồm hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị vận tải;
c) Phát thải từ các quá trình công nghiệp gồm phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra KNK trong dây chuyền sản xuất của cơ sở;
d) Phát thải do phát tán từ trong máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản,..;
đ) Phát thải KNK là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh;
e) Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải.
2. Nguồn phát thải gián tiếp:
a) Phát thải do tiêu thụ năng lượng điện;
b) Phát thải do sử dụng năng lượng hơi.
Như vậy, nguồn phát thải gián tiếp thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở bao gồm:
- Nguồn phát thải do tiêu thụ năng lượng điện;
- Nguồn phát thải do sử dụng năng lượng hơi.
Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2023/TT-BCT thì khi thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tính đầy đủ: Việc kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải thực hiện đối với tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính, các nguồn hấp thụ khí nhà kính. Số liệu được thu thập liên tục, không bị gián đoạn;
- Tính nhất quán: Việc kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo thống nhất về phương án giám sát, số liệu tính toán, phương pháp kiểm kê khí nhà kính, phương pháp tính toán kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
- Tính minh bạch: Các tài liệu, dữ liệu, giả định, số liệu hoạt động, hệ số áp dụng, phương pháp tính toán được giải thích rõ ràng, trích dẫn nguồn, được lưu giữ để đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác cao;
- Tính chính xác: Tính toán kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đảm bảo độ tin cậy theo phương pháp luận lựa chọn và giảm tối đa các sai lệch;
- Tính so sánh được: Kết quả kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của một cơ sở, lĩnh vực đảm bảo các điều kiện về số liệu, phương pháp luận có tính tương đồng để có thể so sánh được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?