Khi lập chứng từ ủy nhiệm thu có cần phải có hợp đồng thỏa thuận giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng không?
Khi lập chứng từ ủy nhiệm thu có cần phải có hợp đồng thỏa thuận giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng không?
Khi lập chứng từ ủy nhiệm thu có cần phải có hợp đồng thỏa thuận giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng không? (Hình từ Internet)
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy đinh về lập chứng từ ủy nhiệm thu như sau:
Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu
...
2. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu:
Ngân hàng xây dựng, ban hành quy trình nội bộ thực hiện thanh toán ủy nhiệm thu, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ các bước sau:
a) Lập, giao nhận ủy nhiệm thu
Bên thụ hưởng lập ủy nhiệm thu kèm theo văn bản thỏa thuận giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu và các chứng từ khác (nếu có) gửi ngân hàng phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập, phương thức giao nhận chứng từ đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
...
Theo quy định trên thì khi lập chứng từ ủy nhiệm thu thì cần có hợp đồng thỏa thuận giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu và các chứng từ khác (nếu có) gửi ngân hàng phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập, phương thức giao nhận chứng từ đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Chứng từ ủy nhiệm thu phải đảm bảo những nội dung cơ bản nào trên chứng từ?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định về nội dung trên chứng từ ủy nhiệm thu như sau:
Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu
1. Mẫu chứng từ ủy nhiệm thu bao gồm các yếu tố chính sau:
a) Chữ nhờ thu (hoặc ủy nhiệm thu), số chứng từ;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ ủy nhiệm thu;
c) Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;
d) Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;
đ) Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;
e) Tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;
g) Số hợp đồng (hoặc đơn đặt hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu, số lượng chứng từ kèm theo;
h) Nội dung thanh toán;
i) Số tiền nhờ thu bằng chữ và bằng số;
k) Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên trả tiền thanh toán;
l) Ngày, tháng, năm ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được khoản thanh toán;
m) Chữ ký (chữ ký tay đối với chứng từ giấy và chữ ký điện tử đối với chứng từ điện tử) của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền và chữ ký những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật; dấu đơn vị (nếu có).
Ngân hàng được quy định thêm các yếu tố trên ủy nhiệm thu cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù hoạt động của đơn vị mình nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, sau khi lập chứng từ ủy nhiệm thu thì các bên (bên trả tiền và bên thụ hưởng) cần đảm bảo trên chứng từ có các nội dung cơ quan theo quy định pháp luật vừa nêu trên.
Ngoài các nội cơ bản thì phía ngân hàng cũng có thể quy định thêm các yếu tố trên ủy nhiệm thu cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc thù hoạt động của đơn vị mình nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
Có sai sót thông tin trong ủy nhiệm thu thì ngân hàng phía ngân hàng cần xử lý như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định về kiểm soát ủy nhiệm thu như sau:
Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu
...
2. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu:
Ngân hàng xây dựng, ban hành quy trình nội bộ thực hiện thanh toán ủy nhiệm thu, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ các bước sau:
...
b) Kiểm soát ủy nhiệm thu
- Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận được ủy nhiệm thu và các chứng từ kèm theo của khách hàng, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của ủy nhiệm thu theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng. Nếu ủy nhiệm thu không hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng báo cho khách hàng để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho khách hàng.
- Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận được hồ sơ thanh toán ủy nhiệm thu, ngân hàng tiến hành kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ và kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền.
Nếu ủy nhiệm thu có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi yêu cầu tra soát hoặc trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng. Nếu tài khoản bên trả tiền đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng.
Trường hợp có sai sót trong ủy nhiệm thu thì chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi yêu cầu tra soát hoặc trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng.
Nếu tài khoản bên trả tiền đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?