Khi kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?
- Khi kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?
- Có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 49% vốn điều lệ thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển bị xử phạt thế nào?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 49% vốn điều lệ không?
Khi kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Theo quy định trên, khi kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Đại lý tàu biển (Hình từ Internet)
Có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 49% vốn điều lệ thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 46 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển, vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh vận tải đa phương thức không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ lai dắt tàu biển nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
b) Sử dụng một trong các giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
c) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tịch thu giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này.
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 49% vốn điều lệ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 49% vốn điều lệ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lớn hơn 49% vốn điều lệ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?