Khi Kiểm toán Nhà nước tiến hành niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán phải có mặt những ai?
- Quyết định niêm phong tài liệu của Kiểm toán Nhà nước đối với đơn vị được kiểm toán phải ghi rõ những thông tin gì?
- Khi Kiểm toán Nhà nước tiến hành niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán phải có mặt những ai?
- Thời hạn niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán là bao lâu?
- Những đối tượng nào được phép khai thác tài liệu niêm phong của đơn vị được kiểm toán?
Quyết định niêm phong tài liệu của Kiểm toán Nhà nước đối với đơn vị được kiểm toán phải ghi rõ những thông tin gì?
Quyết định niêm phong tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Quyết định niêm phong tài liệu
1. Quyết định niêm phong tài liệu phải ghi rõ tên tài liệu cần niêm phong, thời hạn niêm phong, những người thực hiện việc niêm phong tài liệu và tổ chức, cá nhân quản lý tài liệu trong thời gian niêm phong.
2. Quyết định niêm phong tài liệu được gửi cho Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.
Như vậy, theo quy định, quyết định niêm phong tài liệu của Kiểm toán Nhà nước đối với đơn vị được kiểm toán phải ghi rõ:
- Tên tài liệu cần niêm phong;
- Thời hạn niêm phong;
- Những người thực hiện việc niêm phong tài liệu;
- Tổ chức, cá nhân quản lý tài liệu trong thời gian niêm phong.
Quyết định niêm phong tài liệu của Kiểm toán Nhà nước đối với đơn vị được kiểm toán phải ghi rõ những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Khi Kiểm toán Nhà nước tiến hành niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán phải có mặt những ai?
Những người phải có mặt khi tiến hành niêm phong tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Thủ tục niêm phong tài liệu
1. Ngay khi Quyết định niêm phong tài liệu có hiệu lực, Tổ trưởng Tổ kiểm toán thông báo với đơn vị được kiểm toán và tổ chức niêm phong tài liệu. Khi tiến hành niêm phong tài liệu phải có đại diện đơn vị được kiểm toán và ít nhất hai thành viên trong Tổ kiểm toán.
2. Kiểm tra tài liệu theo Quyết định niêm phong tài liệu; đóng gói tài liệu cần niêm phong; dán niêm phong (niêm phong phải có chữ ký của đại diện đơn vị được kiểm toán và Tổ trưởng Tổ kiểm toán); lập biên bản niêm phong tài liệu.
3. Biên bản niêm phong tài liệu phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia niêm phong, danh mục tài liệu bị niêm phong, cá nhân, tổ chức quản lý tài liệu sau khi niêm phong. Biên bản niêm phong tài liệu phải được Tổ trưởng Tổ kiểm toán và đại diện đơn vị được kiểm toán ký xác nhận.
Như vậy, theo quy định, khi Kiểm toán Nhà nước tiến hành niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán phải có đại diện đơn vị được kiểm toán và ít nhất hai thành viên trong Tổ kiểm toán.
Thời hạn niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán là bao lâu?
Thời hạn niêm phong tài liệu được quy định tại Điều 11 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Thời hạn niêm phong tài liệu
Tuỳ từng trường hợp cụ thể, người ra quyết định niêm phong tài liệu quyết định thời hạn niêm phong, nhưng thời hạn niêm phong tài liệu kiểm toán không vượt quá thời hạn kiểm toán được ghi trong Quyết định kiểm toán của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp đặc biệt do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định, nhưng không vượt quá thời điểm báo cáo kiểm toán được phát hành.
Như vậy, thời hạn niêm phong tài liệu của đơn vị được kiểm toán không được quy định cụ thể.
Tuỳ vào từng trường hợp mà người ra quyết định niêm phong tài liệu sẽ quyết định thời hạn niêm phong.
Tuy nhiên, thời hạn niêm phong tài liệu kiểm toán không được vượt quá thời hạn kiểm toán được ghi trong Quyết định kiểm toán của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Trường hợp đặc biệt do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định, nhưng không vượt quá thời điểm báo cáo kiểm toán được phát hành.
Những đối tượng nào được phép khai thác tài liệu niêm phong của đơn vị được kiểm toán?
Người được phép khai thác tài liệu niêm phong được quy định tại Điều 12 Quy định niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán và cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 02/2011/QĐ-KTNN như sau:
Người được phép khai thác tài liệu niêm phong
1. Thành viên Đoàn kiểm toán đang thực hiện kiểm toán tại đơn vị có tài liệu bị niêm phong.
2. Các trường hợp khác theo quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Như vậy, theo quy định, đối tượng được phép khai thác tài liệu niêm phong của đơn vị được kiểm toán, bao gồm:
(1) Thành viên Đoàn kiểm toán đang thực hiện kiểm toán tại đơn vị có tài liệu bị niêm phong.
(3) Các trường hợp khác theo quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?