Khi không cần thiết duy trì nữa thì Phòng công chứng được chuyển đổi thành đơn vị nào theo quy định?
Khi không cần thiết duy trì nữa thì Phòng công chứng được chuyển đổi thành đơn vị nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Công chứng 2014 quy định về việc chuyển đổi Phòng công chứng như sau:
Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
1. Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng.
2. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.
...
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì Phòng công chứng được chuyển đổi trong các trường hợp sau đây:
(1) Các địa bàn cấp huyện đã thành lập đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Số lượng Văn phòng công chứng nhiều hơn số lượng Phòng công chứng.
(2) Các địa bàn cấp huyện chưa thành lập đủ số tổ chức hành nghề công chứng theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
- Tuy nhiên, đã có ít nhất 02 Văn phòng công chứng hoạt động ổn định từ 02 năm trở lên, kể từ ngày đăng ký hoạt động.
Như vậy, trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng nửa thì Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp không có khả năng chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng thì Sở Tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Khi không cần thiết duy trì nửa thì Phòng công chứng được chuyển đổi thành đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Khi chuyển đổi Phòng công chứng cần xem xét nguyện vọng của những ai?
Việc chuyển đổi Phòng công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Đề án chuyển đổi Phòng công chứng
1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập) tổ chức họp với công chứng viên, viên chức, người lao động đang làm việc tại Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, có sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Phòng công chứng để đánh giá tình hình tổ chức, hoạt động của Phòng công chứng; xem xét nguyện vọng và đề xuất chế độ, chính sách đối với các công chứng viên, viên chức, người lao động đang làm việc tại Phòng công chứng; phương án xử lý tài sản của Phòng công chứng và các vấn đề khác có liên quan đến việc chuyển đổi Phòng công chứng.
Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản.
2. Trên cơ sở kết quả cuộc họp với Phòng công chứng được dự kiến chuyển đổi, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án chuyển đổi Phòng công chứng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Như vậy, theo quy định, khi chuyển đổi Phòng công chứng cần xem xét nguyện vọng và đề xuất chế độ, chính sách đối với các công chứng viên, viên chức, người lao động đang làm việc tại Phòng công chứng đó.
Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng có phải ký hợp đồng với công chứng viên của Phòng công chứng đó không?
Việc ký hợp đồng lao động với công chứng viên của Phòng công chứng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc chuyển đổi Phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chứng của Phòng công chứng đó.
2. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với công chứng viên, viên chức, người lao động sau khi Phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động.
3. Văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải ký hợp đồng lao động với công chứng viên, viên chức, người lao động của Phòng công chứng đó, trừ trường hợp những người này không có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Văn phòng công chứng. Nội dung, thời hạn, điều kiện hợp đồng được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Bảo đảm tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước đang do Phòng công chứng quản lý, sử dụng được xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không bị thất thoát trong quá trình chuyển đổi.
Như vậy, theo quy định trên thì văn phòng công chứng được thành lập từ việc chuyển đổi Phòng công chứng phải ký hợp đồng với công chứng viên của Phòng công chứng đó, trừ trường hợp công chứng viên không có nhu cầu tiếp tục làm việc tại Văn phòng công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?