Khi khai thác và chế biến đá làm vật liệu sản xuất xi măng, người sử dụng lao động, người lao động phải đặc biệt chú trọng vấn đề nào về an toàn lao động?
Chế biến đá làm vật liệu sản xuất xi măng là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2012/BLĐTBXH Về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 02/2012/TT-BLĐTBXH thì:
Chế biến đá là hoạt động nghiền, đập và sàng, xẻ đá hoặc phân loại để đạt được kích cỡ nhất định phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Như vậy, chế biến đá làm vật liệu sản xuất xi măng được hiểu là hoạt động nghiền, đập và sàng, xẻ đá hoặc phân loại để đạt được kích cỡ nhất định phù hợp với vật liệu sản xuất xi măng.
Ngoài ra, theo Quy chuẩn này, các loại đá được định nghĩa như sau:
Đá làm vật liệu xây dựng thông thường là các loại đá được khai thác để làm vật liệu xây dựng, từ các loại đá làm vật liệu sản xuất xi măng, đá khối nêu tại điểm 5 điều này.
Đá khối là các loại đá phun trào (granit, điôrit, poocphirit), biến chất (đá phiến kết tinh, quắc zít, đá hoa cương, gơnai), trầm tích (đá phiến sét, sét kết, bột kết, mắc ma, thạch cao).
Khai thác đá lộ thiên là hoạt động công nghệ bao gồm các công đoạn chuẩn bị đất đá để khấu, khoan, nổ, mìn, xúc bốc đất đá và vận chuyển đất đá ra bãi thải và về kho chứa, xưởng chế biến, nhằm mục đích thu hồi đá trực tiếp từ mặt đất hoặc trong lòng đất.
Khai thác thủ công là hoạt động khai thác đá không dùng máy, thiết bị mà bằng hình thức cậy bẩy, tách khối bằng các dụng cụ như nêm, búa hoặc dụng cụ cầm tay khác nhằm mục đích thu hồi đá trực tiếp từ mặt đất hoặc trong lòng đất.
Trong khai thác và chế biến đá làm vật liệu sản xuất xi măng, người sử dụng lao động, người lao động phải đặc biệt chú trọng vấn đề nào về an toàn lao động?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2012/BLĐTBXH Về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 02/2012/TT-BLĐTBXH về các yêu cầu chung:
Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ hiện hành. Đặc biệt chú trọng những điểm sau:
(1) Người sử dụng lao động phải thực hiện các chế độ bảo hộ lao động cho người lao động như: trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác có liên quan; tại những khu vực nguy hiểm, phải có biển báo, bảng chỉ dẫn an toàn, đề phòng tai nạn được đặt tại vị trí dễ thấy, dễ đọc.
Các vị trí đặt thiết bị, trạm điện, trạm bơm… phải có nội quy vận hành và nội quy an toàn lao động.
(2) Nhà cửa, công trình trong phạm vi công trường phải theo đúng các yêu cầu quy định về phòng chống cháy nổ;
Nơi ăn, ở của công nhân phải cách ly với khu vực sản xuất và chế biến đá, nằm ngoài bán kính của vùng nguy hiểm khi nổ mìn đã được quy định trong thiết kế và không ở cuối hướng gió chính trong năm;
(3) Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ; khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động, giám đốc điều hành mỏ phải thực hiện ngay các biện pháp khẩn cấp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi vùng nguy hiểm; kịp thời báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật.
(4) Người sử dụng lao động phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về an toàn lao động và vệ sinh lao động theo quy định.
(5) Tất cả các trường hợp tai nạn lao động, sự cố có liên quan đến người lao động phải được khai báo, điều tra, xử lý, thống kê theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Trong khai thác và chế biến đá người sử dụng lao động và người lao động phải đặc biệt chú trọng vấn đề nào? (Hình từ Internet)
Quy định về an toàn đối với máy nghiền đá làm vật liệu sản xuất xi măng?
Quy định về an toàn đối với máy nghiền đá làm vật liệu sản xuất xi măng được quy định tại Điều 23 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2012/BLĐTBXH Về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 02/2012/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
- Máy nghiền sàng đá phải đặt ở vị trí cách ly với các khu vực có nhiều người làm việc. Nếu có thể, phải cuối hướng gió chính thổi hàng năm.
- Mỗi máy phải đặt trên mặt móng riêng và có thiết kế tính toán độ ổn định của móng phù hợp đối với từng máy. Phải có bộ phận chống bụi và có mái che mưa nắng cho thiết bị.
- Khi máy đang hoạt động, không được dùng tay hoặc chân cấp liệu hoặc lấy vật liệu trực tiếp trong phễu máy nghiền.
- Chỉ cấp vật liệu có kích thước phù hợp với quy định của máy, khi máy đã đạt đến số vòng quay ổn định.
- Chỉ dừng máy khi đã nghiền hết vật liệu đang có trong máy, trừ trường hợp bị sự cố bất ngờ.
- Phải có quy trình vận hành và nội quy an toàn treo tại nơi làm việc của máy.
- Cấm vận hành máy nghiền, khi:
+ Các bao che bộ phận truyền chuyển động không có hoặc bị hỏng;
+ Một trong các Bu lông bắt chân máy với móng bị mất hoặc hỏng;
+ Không có biện pháp chống bụi;
+ Có các vật rắn, vật lạ không phải là đá có trong phễu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?