Khi khai thác, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ, tài liệu nào? Trách nhiệm của người khai thác tàu bay là gì? Pháp luật quy định về thế chấp tàu bay như thế nào?
Khi khai thác, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ, tài liệu nào?
Khi khai thác, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ, tài liệu nào?
Căn cứ tại Điều 25 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay như sau:
- Khi khai thác, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay;
+ Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
+ Giấy phép, chứng chỉ phù hợp của thành viên tổ bay;
+ Nhật ký bay;
+ Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay, nếu được lắp đặt;
+ Tài liệu hướng dẫn bay dành cho tổ lái;
+ Danh sách hành khách trong trường hợp vận chuyển hành khách;
+ Bản kê khai hàng hóa trong trường hợp vận chuyển hàng hóa;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
+ Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay.
- Giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải là bản chính, trừ Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
- Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay mang quốc tịch nước ngoài thực hiện các chuyến bay đến và đi từ Việt Nam phải phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.
Trách nhiệm của người khai thác tàu bay là gì?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về trách nhiệm của người khai thắc tàu bay như sau:
Điều 24. Trách nhiệm của người khai thác tàu bay
1. Duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác tàu bay an toàn.
2. Thực hiện quy định của tài liệu hướng dẫn khai thác.
3. Bảo đảm các phương tiện và dịch vụ mặt đất để khai thác tàu bay an toàn.
4. Bảo đảm mỗi tàu bay khi khai thác có đủ thành viên tổ bay được huấn luyện thành thạo cho các loại hình khai thác.
5. Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
6. Thực hiện đúng quy định trong Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, kể cả trong trường hợp sử dụng dịch vụ và nhân lực theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
7. Tuân thủ các quy định khác về khai thác tàu bay.
Pháp luật quy định về các quyền đối với tàu bay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về các quyền đối với tàu bay như sau:
Điều 28. Các quyền đối với tàu bay
1. Các quyền đối với tàu bay bao gồm:
a) Quyền sở hữu tàu bay;
b) Quyền chiếm hữu tàu bay bằng việc thuê mua, thuê có thời hạn từ sáu tháng trở lên;
c) Thế chấp, cầm cố tàu bay;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Các quyền đối với tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm quyền đối với thân, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị vô tuyến điện của tàu bay và các trang bị, thiết bị khác được sử dụng trên tàu bay đó không phụ thuộc vào việc đã lắp đặt
Nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 31 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay như sau:
Điều 31. Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay
Doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, khai thác tàu bay thuộc sở hữu nhà nước có quyền, nghĩa vụ như chủ sở hữu tàu bay theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
Pháp luật quy định về thế chấp tàu bay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về thế chấp tàu bay như sau:
- Người thế chấp tàu bay giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay của tàu bay thế chấp.
- Thế chấp tàu bay thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Trong trường hợp một tàu bay là tài sản thế chấp cho nhiều chủ nợ thì thứ tự thế chấp được xác định theo thời gian đăng ký thế chấp.
- Sau khi các khoản nợ ưu tiên đã được thanh toán, những chủ nợ đã được đăng ký thế chấp được trả nợ theo thứ tự đăng ký.
- Tàu bay đang thế chấp không được chuyển quyền sở hữu, trừ trường hợp có sự đồng ý của người nhận thế chấp.
- Đăng ký thế chấp tàu bay bị xoá trong các trường hợp sau đây:
+ Nghĩa vụ được bảo đảm đã chấm dứt;
+ Hợp đồng thế chấp tàu bay bị huỷ bỏ;
+ Tàu bay là tài sản thế chấp đã được xử lý;
+ Có bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc huỷ bỏ thế chấp tàu bay hoặc tuyên bố hợp đồng thế chấp tàu bay vô hiệu;
+ Theo đề nghị của người nhận thế chấp tàu bay.
- Trong trường hợp tàu bay thế chấp bị mất tích hoặc hư hỏng đã được bảo hiểm thì người nhận thế chấp đã đăng ký thế chấp được hưởng số tiền bảo hiểm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?