Khi học sinh không muốn phản ánh trực tiếp vấn đề với Ban Giám hiệu thì ai có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của học sinh đến BGH?
Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia của trẻ em như thế nào?
Việc bảo đảm sự tham gia của trẻ em của Ban giám hiệu nhà trường được thực hiện theo tại Điều 76 Luật Trẻ em 2016 cụ thể như sau:
- Tổ chức và tạo Điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội;
- Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật và quy định về giáo dục có liên quan đến học sinh; công khai thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độ nuôi dưỡng và các khoản đóng góp theo quy định;
- Tạo Điều kiện để trẻ em được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về chất lượng dạy và học; quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em trong môi trường giáo dục và những vấn đề trẻ em quan tâm;
- Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải quyết theo phạm vi trách nhiệm được giao hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến trẻ em.
Khi học sinh không muốn phản ánh trực tiếp vấn đề với Ban Giám hiệu thì ai có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của học sinh đến Ban Giám hiệu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 53 Nghị định 56/2017/NĐ-CP về trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục khác cụ thể như sau:
Trách nhiệm của nhà trường, cơ sở giáo dục khác
1. Nhà trường tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động xã hội phù hợp; bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề học sinh quan tâm thông qua các hình thức được quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật trẻ em.
2. Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và xem xét, trả lời những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám hiệu trong thời hạn 07 ngày làm việc. Nội dung trả lời nêu rõ việc thực hiện hoặc không thực hiện, thời gian thực hiện, lý do không thực hiện ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh.
3. Ban Giám hiệu nhà trường có trách nhiệm gửi ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, thẩm quyền xem xét, giải quyết nếu ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng không thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Giám hiệu và theo dõi việc trả lời để phản hồi cho học sinh.
4. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội hoặc bí thư chi đoàn phản ánh hoặc tổng hợp ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh chuyển đến Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên trong trường hợp học sinh không muốn phản ánh trực tiếp vấn đề với Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên; thông tin việc tiếp thu, xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng cho học sinh.
Như vậy, trong trường hợp học sinh không muốn phản ánh trực tiếp vấn đề với Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên thì giáo viên làm tổng phụ trách Đội hoặc bí thư chi đoàn phản ánh hoặc tổng hợp ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh chuyển đến Ban Giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên.
Đồng thời, giáo viên làm tổng phụ trách Đội hoặc bí thư chi đoàn có trách nhiệm thông tin việc tiếp thu, xem xét, giải quyết ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng cho học sinh.
Khi học sinh không muốn phản ánh trực tiếp vấn đề với Ban Giám hiệu thì ai có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của học sinh đến Ban Giám hiệu?
(Hình từ Internet)
Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội được quy định như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.
- Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
- Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?