Khi giao nhận tàu biển Việt Nam thì thuyền trưởng có nhiệm vụ thế nào? Thuyền trưởng có phải trực ca hay không?
Khi giao nhận tàu biển Việt Nam thì thuyền trưởng có nhiệm vụ thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định khi giao nhận tàu biển Việt Nam thì thuyền trưởng có các nhiệm vụ như sau:
- Việc bàn giao tàu phải được tiến hành trực tiếp giữa thuyền trưởng nhận tàu và thuyền trưởng giao tàu;
- Khi giao, nhận tàu phải bàn giao tình trạng chung của tàu, lượng nhiên liệu, nước ngọt, vật tư, trang thiết bị, tài sản, toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, tiền mặt có liên quan đến tàu và phải lập bản thống kê từng hạng mục;
- Thuyền trưởng nhận tàu yêu cầu thuyền trưởng giao tàu cho biết về cấu trúc đặc biệt, tính năng kỹ thuật, khả năng khai thác và kế hoạch tiếp tục hoàn thành.
Thuyền trưởng giao tàu yêu cầu các sỹ quan phụ trách từng bộ phận báo cáo bằng văn bản về tình hình mọi mặt của bộ phận mình và bản kê tài sản của tàu. Thuyền trưởng nhận tàu cùng với đại phó, máy trưởng và máy hai tiến hành kiểm tra, tìm hiểu tình trạng thực tế của tàu;
- Thời gian bắt đầu và kết thúc việc bàn giao phải được ghi vào biên bản, hai bên cùng ký tên và phải ghi vào nhật ký hàng hải. Biên bản bàn giao tàu phải được lập thành 04 bản: 01 bản gửi cho chủ tàu, 01 bản lưu lại tàu và 02 bản cho bên giao và bên nhận;
- Thuyền trưởng giao tàu phải họp toàn thể thuyền viên để giới thiệu thuyền trưởng nhận tàu và thông báo cụ thể thời gian chuyển giao quyền điều hành cho thuyền trưởng mới.
Khi giao nhận tàu biển Việt Nam thì thuyền trưởng có nhiệm vụ thế nào? (Hình từ Internet)
Trên tàu biển Việt Nam thì thuyền trưởng có phải trực ca hay không?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Nhiệm vụ của thuyền trưởng
Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu. Thuyền trưởng có nhiệm vụ sau đây:
...
14. Nhiệm vụ trực ca của thuyền trưởng:
a) Nếu trên tàu không bố trí chức danh phó ba thì thuyền trưởng phải đảm nhiệm ca trực của phó ba;
b) Nếu trên tàu không bố trí chức danh phó hai và phó ba thì nhiệm vụ của chức danh đó do thuyền trưởng và đại phó đảm nhiệm theo sự phân công của thuyền trưởng.
Như vậy trên tàu biển Việt Nam thì thuyền trưởng chỉ phải trực ca khi không bố trí chức danh phó ba.
Bên cạnh đó tại Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định:
Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
...
Theo đó thì chức danh phó hai và phó ba trên tàu biển Việt Nam còn được gọi là sỹ quan boong.
Trường hợp thuyền trưởng phải trực ca thì thời gian trực ca là vào thời điểm nào?
Như đã nêu trên thì thuyền trưởng tàu biển Việt Nam sẽ phải đảm nhiệm ca trực của phó ba nếu trên tàu không bố trí chức danh này. Theo đó tại Điều 9 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Nhiệm vụ của phó ba
Phó ba chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng khi tàu hành trình và của đại phó khi tàu không hành trình. Phó ba có nhiệm vụ sau đây:
1. Trực tiếp phụ trách và tổ chức bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị cứu sinh, cứu hỏa như xuồng cứu sinh, phao tự thổi, phao tròn, áo phao cá nhân, bình chữa cháy, vòi chữa cháy và phải đảm bảo các dụng cụ, thiết bị này luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng an toàn, thuận lợi khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
2. Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị trên xuồng cứu sinh, lập kế hoạch và định kỳ tiến hành thay thế, bổ sung các dụng cụ, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, thuốc cấp cứu sau khi đã được thuyền trưởng phê duyệt.
3. Trực tiếp phụ trách công tác hành chính và quản trị trên tàu nếu trên tàu không bố trí chức danh quản trị.
4. Giúp thuyền trưởng chuẩn bị các giấy tờ để làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng.
5. Giúp đại phó trong việc kiểm tra, bảo quản các dụng cụ, thiết bị cứu thủng tàu.
6. Giúp phó hai trong việc bảo quản, chỉnh lý các dụng cụ, thiết bị hàng hải, tu chỉnh hải đồ và các tài liệu hướng dẫn hàng hải khác.
7. Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng, phải báo cáo đại phó về việc chuẩn bị của mình cho chuyến đi.
8. Khi điều động tàu ra, vào cảng phải có mặt ở buồng lái để thực hiện lệnh của thuyền trưởng trong việc điều khiển tay chuông, ghi chép nhật ký điều động, xác định vị trí tàu và các nghiệp vụ hàng hải khác.
9. Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập phó ba.
10. Đảm nhiệm ca trực từ 08h00 đến 12h00 và từ 20h00 đến 24h00 trong ngày.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.
Như vậy trong trường hợp này thuyền trưởng sẽ phải đảm nhiệm ca trực từ 08h00 đến 12h00 và từ 20h00 đến 24h00 trong ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?