Khi điều tra tai nạn hàng hải nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết không?
- Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết hay không?
- Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển thì thuyền trưởng có trách nhiệm như thế nào?
- Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải thì việc tạm giữ tàu biển được diễn ra khi nào?
- Khi cần kéo dài thời hạn để thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì giám đốc Cảng vụ hàng hải có được quyền gia hạn tạm giữ không?
Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết hay không?
Khi điều tra tai nạn hàng hải nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Tai nạn hàng hải
1. Tai nạn hàng hải là sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tai nạn hàng hải không bao gồm những hành vi cố ý gây thiệt hại đối với con người, tàu biển, kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc môi trường.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải tổ chức điều tra tai nạn hàng hải; trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về tai nạn hàng hải thì trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành giải quyết.
Khi điều tra tai nạn hàng hải nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết không? (Hình từ internet).
Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển thì thuyền trưởng có trách nhiệm như thế nào?
Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển thì thuyền trưởng có trách nhiệm được quy định tại Điều 58 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Trách nhiệm báo cáo của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn hàng hải
Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển hay phát hiện tai nạn hoặc vụ việc khác liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và báo cáo tai nạn hàng hải theo quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển thì thuyền trưởng sẽ có trách nhiệm thực hiện việc thông báo ngay cho cơ quan nhầ nước có thẩm quyền và báo cáo tai nạn hàng hải theo quy định.
Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải thì việc tạm giữ tàu biển được diễn ra khi nào?
Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải thì việc tạm giữ tàu biển được diễn ra được quy định tại Điều 114 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Tạm giữ tàu biển
Tạm giữ tàu biển được thực hiện trong trường hợp sau đây:
1. Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.
2. Chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải thì sẽ tạm giữ tàu biển khi mà việc tạm giữ được cho là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.
Khi cần kéo dài thời hạn để thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì giám đốc Cảng vụ hàng hải có được quyền gia hạn tạm giữ không?
Khi cần kéo dài thời hạn để thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền gia hạn tạm giữ được quy định tại Điều 115 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 114 của Bộ luật này trong thời hạn không quá 05 ngày.
Trường hợp cần kéo dài thời hạn để thu thập chứng cứ điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải báo cáo Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải xem xét, quyết định gia hạn tạm giữ nhưng không quá 05 ngày; trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
Việc điều tra tai nạn hàng hải phải được tiến hành khẩn trương và việc tạm giữ tàu phải chấm dứt ngay sau khi đã thu thập đủ chứng cứ phục vụ việc điều tra.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ tàu biển theo Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 114 của Bộ luật này. Việc tạm giữ tàu biển chấm dứt ngay sau khi tiền phạt vi phạm hành chính được nộp hoặc được bảo lãnh thanh toán đầy đủ.
3. Thẩm quyền và thời hạn tạm giữ tàu biển quy định tại khoản 3 Điều 114 của Bộ luật này theo quy định của pháp luật.
4. Người ra quyết định tạm giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm giữ tàu biển không đúng.
Theo quy định của pháp luật về thẩm quyền tạm giữ và thời hạn tạm giữ tàu biển thì khi cần kéo dài thời hạn để thu thập thêm những chứng cứ để điều tra tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng nước cảng biển thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải sẽ báo cáo với Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải để xem xét và quyết định gia hạn tạm giữ phương tiện. Thời hạn tạm giữ sẽ không được quá 5 ngày.
Trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng biển thì thời gian gia hạn tạm giữ tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?