Khi điều tra cấu trúc rừng là điều tra về những nội dung gì? Điều tra bằng những phương pháp nào?

Xin hỏi, điều tra cấu trúc rừng có thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề không? Khi điều tra cấu trúc rừng là điều tra về những nội dung gì? Khi điều tra cấu trúc rừng có thể điều tra bằng những phương pháp nào? Khi điều tra cấu trúc rừng sẽ có được thành quả như thế nào? Câu hỏi của bạn Phong ở Lâm Đồng.

Điều tra cấu trúc rừng có thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định về nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề như sau:

Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.
2. Quy trình điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và dự toán kinh phí; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập và xử lý ảnh, bản đồ, tài liệu liên quan; xác định dung lượng mẫu cần thiết theo nội dung điều tra; thiết kế hệ thống mẫu điều tra trên bản đồ;
b) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập mẫu điều tra trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên các mẫu điều tra; điều tra bổ sung các lô trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ chuyên đề khác (nếu có); kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;
c) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ chuyên đề (nếu có); lựa chọn phần mềm, phương pháp thông kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra rừng và các báo cáo chuyên đề; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chuyên đề.
3. Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề:
a) Tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan quyết định các dự án điều tra rừng theo chuyên đề có trách nhiệm phê duyệt và công bố kết quả điều tra.

Như vậy, điều tra cấu trúc rừng là một trong những nhiệm vụ của điều tra rừng theo chuyên đề.

cấu trúc rừng

Điều tra cấu trúc rừng (Hình từ Internet)

Khi điều tra cấu trúc rừng là điều tra về những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra cấu trúc rừng như sau:

Điều tra cấu trúc rừng
1. Nội dung điều tra cấu trúc rừng:
a) Chỉ tiêu bình quân lâm phần, bao gồm: đường kính ở vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, tiết diện ngang, trữ lượng;
b) Cấu trúc tổ thành rừng;
c) Cấu trúc mật độ cây rừng;
d) Cấu trúc tầng tán rừng;
đ) Độ tàn che của rừng;
e) Phân bố số cây theo đường kính;
g) Phân bố số cây theo chiều cao;
h) Tương quan giữa chiều cao với đường kính.
...

Theo quy định trên, nội dung điều tra cấu trúc rừng bao gồm:

- Chỉ tiêu bình quân lâm phần, bao gồm: đường kính ở vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, tiết diện ngang, trữ lượng;

- Cấu trúc tổ thành rừng;

- Cấu trúc mật độ cây rừng;

- Cấu trúc tầng tán rừng;

- Độ tàn che của rừng;

- Phân bố số cây theo đường kính;

- Phân bố số cây theo chiều cao;

- Tương quan giữa chiều cao với đường kính.

Khi điều tra cấu trúc rừng có thể điều tra bằng những phương pháp nào?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra cấu trúc rừng như sau:

Điều tra cấu trúc rừng
...
2. Phương pháp điều tra cấu trúc rừng:
a) Sử dụng sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình, diện tích tối thiểu 2.000 m2 để điều tra cấu trúc rừng;
b) Đo đếm, thu thập các chỉ tiêu, bao gồm: tên cây rừng, đường kính tại vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán cây; vẽ trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của tầng cây gỗ tỷ lệ 1/100;
c) Sử dụng các phương pháp toán học và phần mềm để tính toán các chỉ tiêu bình quân lâm phần theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...

Theo đó, phương pháp khi điều tra cấu trúc rừng như sau:

- Sử dụng sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình, diện tích tối thiểu 2.000 m2 để điều tra cấu trúc rừng;

- Đo đếm, thu thập các chỉ tiêu, bao gồm: tên cây rừng, đường kính tại vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán cây; vẽ trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của tầng cây gỗ tỷ lệ 1/100;

- Sử dụng các phương pháp toán học và phần mềm để tính toán các chỉ tiêu bình quân lâm phần theo quy định.

Khi điều tra cấu trúc rừng sẽ có được thành quả như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Điều tra cấu trúc rừng
...
3. Thành quả điều tra cấu trúc rừng:
a) Hệ thống số liệu điều tra gốc, các biểu tổng hợp kết quả điều tra cấu trúc rừng theo các Biểu số 01, 10 và Biểu số 29 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Trắc đồ ngang, trắc đồ dọc về cấu trúc không gian của rừng;
c) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá cấu trúc rừng.

Như vậy, thành quả khi điều tra cấu trúc rừng gồm:

- Hệ thống số liệu điều tra gốc, các biểu tổng hợp kết quả điều tra cấu trúc rừng theo các Biểu số 01, 10 và Biểu số 29 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT;

- Trắc đồ ngang, trắc đồ dọc về cấu trúc không gian của rừng;

- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá cấu trúc rừng.

Điều tra rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong nhiệm vụ điều tra rừng có các loại lâm sản nào ngoài gỗ được điều tra? Việc điều tra được thực hiện theo phương pháp thế nào?
Pháp luật
Điều tra tái sinh rừng có thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay không? Hay sẽ thuộc nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ?
Pháp luật
Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề hay điều tra theo chu kỳ?
Pháp luật
Khi điều tra cấu trúc rừng là điều tra về những nội dung gì? Điều tra bằng những phương pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều tra rừng
1,413 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra rừng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào