Khi đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu thì cá nhân, tổ chức không được phép nhập khẩu hàng hóa nói trên?
Biện pháp tạm ngừng nhập khẩu được áp dụng trong mấy trường hợp?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về việc áp dụng biện pháp tạm ngừng tạm ngừng nhập khẩu như sau:
Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này;
b) Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì biện pháp tạm ngừng nhập khẩu được áp dụng trong 02 trường hợp sau:
- Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này;
- Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
Cụ thể quy định khoản 2 tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu như sau:
+ Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
+ Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Khi đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu thì cá nhân, tổ chức không được phép nhập khẩu hàng hóa nói trên? (Hình từ internet)
Khi đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu thì cá nhân, tổ chức không được phép nhập khẩu hàng hóa nói trên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về các trường hợp ngoại lệ như sau:
Các trường hợp ngoại lệ
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.
Theo quy định trên thì khi đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu thì cá nhân, tổ chức vẫn được phép nhập khẩu hàng hóa nói trên khi thuộc trường hợp ngoại lệ:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm;
Và để nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.
- Việc nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.
Việc quản lý nhà nước về ngoại thương có cần phải tuân thủ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương như sau:
Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương
1. Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.
3. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, một trong những nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương là Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, việc quản lý nhà nước về ngoại thương cũng cần phải tuân thủ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?