Khi con bị bạo lực học đường ở trường tư thục trung học cơ sở, phụ huynh muốn chuyển trường cho con có thể đòi lại học phí không?
Bạo lực học đường được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ “bạo lực học đường” như sau:
"Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.
2. Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.
3. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.
4. Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.
5. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập."
Bạo lực học đường (Hình từ Internet)
Khi con bị bạo lực học đường ở trường tư thục trung học cơ sở, phụ huynh muốn chuyển trường cho con có thể đòi lại học phí không?
Căn cứ Điều 25 Nghị Định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là trường trung học) công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục:
“1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy; nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.”
Như vậy trường tư thục thì khi thành lập trường phải có đề án thành lập xác định rõ mức học phí, học phí của học sinh sẽ được sử dụng như thế nào. Nếu đề án hoặc quy chế trường có quy định về trường hợp phụ huynh muốn chuyển trường cho con mà muốn rút học phí thì có thể rút, nếu không đề cập đến vấn đề này thì rất khó rút học phí trong trường hợp của bạn. Tuy nhiên trong trường hợp bạn là con bạn bị bạo lực học đường và nếu trường không đồng ý cho bạn rút lại học phí mà bạn cảm thấy không thỏa đáng với quyết định này thì hoàn toàn có quyền nộp đơn khởi kiện theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự để Tòa án phân xử cho trường hợp cụ thể của bạn.
Hồ sơ và thủ tục xin chuyển trường trung học cơ sở được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định về hồ sơ, thủ tục chuyển trường như sau:
"1. Hồ sơ chuyển trường gồm:
a) Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
b) Học bạ (bản chính).
đ) Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập).
e) Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.
f) Giấy giới thiệu chuyển trường do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở); Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).
2. Thủ tục chuyển trường:
a) Đối với học sinh trung học cơ sở:
Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.
b) Đối với học sinh trung học phổ thông:
Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố. Hiệu trưởng nhà trường nơi đến tiếp nhận hồ sơ và xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
3. Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?