Khi có thay đổi nội dung về quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có phải thông báo không?
- Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là gì? Những hành vi vi phạm nào bị cấm trong thông tin trên website thương mại điện tử?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có bắt buộc phải công bố công khai Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử không?
- Khi có thay đổi nội dung về quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có phải thông báo không?
Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là gì? Những hành vi vi phạm nào bị cấm trong thông tin trên website thương mại điện tử?
Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là gì?
Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì:
Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là dịch vụ của bên thứ ba về lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của chứng từ điện tử do các bên khởi tạo trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.
Khi có thay đổi nội dung về quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có phải thông báo không?
Những hành vi vi phạm nào bị cấm trong thông tin trên website thương mại điện tử?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử:
Trong đó, các hành vi vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử bị cấm là:
Thứ nhất là hành vi giả mạo, không trung thực trong thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
Thứ hai là hành vi tự ý sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận theo quy định của pháp luật;
Thứ ba là hành vi sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
Thứ tư là hành vi sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch, không đúng so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có bắt buộc phải công bố công khai Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử như sau:
- Chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn của các chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
- Cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
- Công bố công khai Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Công Thương;
- Kết nối với Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo yêu cầu.
Như vậy, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải có nghĩa vụ công bố công khai Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, điều kiện tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử:
(i) Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
(ii) Có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ theo mẫu quy định tại khoản 8 Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP và được Bộ Công Thương thẩm định với các nội dung tối thiểu sau:
- Thông tin giới thiệu về thương nhân, tổ chức gồm: kinh nghiệm, năng lực phù hợp với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;
- Mô tả phương án kỹ thuật phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, bao gồm:
+ Thuyết minh hệ thống công nghệ thông tin;
+ Thuyết minh phương án kỹ thuật về giải pháp công nghệ, quy trình vận hành và chứng thực hợp đồng điện tử gồm có
++ Phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu của chứng từ điện tử,
++ Phương án định danh và chứng thực điện tử của các bên liên quan đến hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật,
++ Phương án tra cứu hợp đồng điện tử đã được chứng thực trên hệ thống;
+ Phương án bảo mật hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, bảo mật an toàn thông tin khách hàng;
+ Phương án kỹ thuật bảo đảm duy trì và khắc phục hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử khi có sự cố xảy ra.
Khi có thay đổi nội dung về quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có phải thông báo không?
Căn cứ tại Điều 20a Thông tư 47/2014/TT-BCT được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BCT quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
Theo đó, khi có thay đổi về một trong các nội dung nêu tại quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải thông báo cho tất cả các đối tượng sử dụng dịch vụ ít nhất 05 ngày trước khi áp dụng những thay đổi đó.
Trong đó, quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử phải công bố công khai trên trang chủ của website và bao gồm các nội dung sau:
- Quyền và nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ;
- Mô tả phương thức và quy trình thực hiện hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử;
- Giới hạn trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;
- Các quy định về an toàn thông tin, quản lý thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;
- Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các bên liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;
- Biện pháp xử lý vi phạm đối với những người không tuân thủ quy chế hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?