Khi có nhu cầu làm việc với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng thì chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm đăng ký trước với ai?
- Khi có nhu cầu làm việc với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng thì chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm đăng ký trước với ai?
- Chỉ huy trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đi công tác đột xuất hoặc đi giải quyết việc riêng ngoài địa bàn từ bao nhiêu ngày thì phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng?
- Tiếp khách nước ngoài của Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Khi có nhu cầu làm việc với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng thì chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm đăng ký trước với ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 34 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Tiếp khách trong nước
1. Các cuộc tiếp và làm việc chính thức của Thủ trưởng Bộ:
a) Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm bố trí chương trình để Thủ trưởng Bộ tiếp khách là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các chức danh tương đương, các đoàn đại biểu và khách mời của Thủ trưởng Bộ;
b) Khi có kế hoạch làm việc với khách, Văn phòng Bộ Quốc phòng thống nhất với cơ quan khách để chuẩn bị báo cáo, thành phần tham dự; phương án đón, tiếp đại biểu; bảo vệ an ninh (nếu cần); địa điểm, nội dung chương trình làm việc báo cáo Thủ trưởng Bộ. Sau khi kế hoạch được phê duyệt, Văn phòng Bộ Quốc phòng thông báo các đơn vị được phân công chuẩn bị; mời các đơn vị liên quan tham dự, kiểm tra đôn đốc và chịu trách nhiệm về công tác chuẩn bị; tổ chức việc đón khách; ghi danh sách đại biểu; phát tài liệu, ghi biên bản buổi làm việc.
2. Đối với các cuộc tiếp xã giao, thăm và làm việc của Thủ trưởng Bộ, Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm bố trí chương trình và chủ trì công tác phục vụ theo yêu cầu của Thủ trưởng Bộ.
3. Khi có nhu cầu làm việc với Thủ trưởng Bộ, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm đăng ký trước với Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng về nội dung và thời gian để Văn phòng báo cáo Thủ trưởng Bộ. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng thông báo đến chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ về thời gian làm việc và chuẩn bị các điều kiện để Thủ trưởng Bộ làm việc.
4. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ khi xét thấy cần Thủ trưởng Bộ tiếp khách của đơn vị mình thì phải có văn bản đề nghị gửi Thủ trưởng Bộ ít nhất 04 ngày làm việc trước ngày dự kiến tiếp, trừ trường hợp đột xuất. Văn bản đề nghị phải ghi rõ nội dung và hình thức cuộc tiếp, số lượng khách, thời gian, địa điểm tiếp.
Như vậy, khi có nhu cầu làm việc với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng thì chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm đăng ký trước với Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng về nội dung và thời gian để Văn phòng báo cáo Thủ trưởng Bộ.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng thông báo đến chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ về thời gian làm việc và chuẩn bị các điều kiện để Thủ trưởng Bộ làm việc.
Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Chỉ huy trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đi công tác đột xuất hoặc đi giải quyết việc riêng ngoài địa bàn từ bao nhiêu ngày thì phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 32 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Tiếp khách trong nước
...
3. Các đoàn công tác khác:
a) Chỉ huy trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ đi công tác đột xuất hoặc đi giải quyết việc riêng ngoài địa bàn từ 02 ngày trở lên phải báo cáo Thủ trưởng Bộ bằng văn bản (hoặc điện mật), phân công cấp phó chỉ huy đơn vị trong thời gian đi vắng và thông báo cho Văn phòng Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu và Văn phòng Tổng cục Chính trị biết để theo dõi;
b) Đoàn được cử đi công tác tại cơ sở phải chuẩn bị kế hoạch, chương trình, nội dung, báo cáo Thủ trưởng phụ trách và thông báo cho cơ sở trước khi đến ít nhất 03 ngày làm việc.
- Đoàn công tác được bố trí xe đi chung để thực hành tiết kiệm;
- Trong thời gian công tác: Không bố trí kết hợp chương trình tham quan du lịch; cán bộ đi công tác không đưa người thân, gia đình kèm theo;
- Đoàn công tác tại cơ sở chỉ làm việc và giải quyết những vấn đề đúng nội dung, chương trình đã thông báo và đúng thẩm quyền của đoàn, đồng thời ghi nhận đầy đủ những kiến nghị có liên quan đến ngành của cơ sở;
- Sau khi đi công tác về, chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, trưởng đoàn công tác phải báo cáo bằng văn bản với chỉ huy đơn vị đã cử đi công tác về kết quả, những kiến nghị của cơ sở có liên quan đến ngành, đề xuất giải pháp tổ chức giải quyết những kiến nghị đó.
Theo đó, Chỉ huy trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đi công tác đột xuất hoặc đi giải quyết việc riêng ngoài địa bàn từ 02 ngày trở lên phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng bằng văn bản (hoặc điện mật), phân công cấp phó chỉ huy đơn vị trong thời gian đi vắng và thông báo cho Văn phòng Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu và Văn phòng Tổng cục Chính trị biết để theo dõi.
Tiếp khách nước ngoài của Bộ Quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Tiếp khách nước ngoài
1. Đối với các đoàn khách nước ngoài của Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ có Thủ trưởng Bộ tham dự, Văn phòng Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ đề xuất trình Bộ trưởng phân công người tham dự; phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng tổ chức, chuẩn bị nội dung làm việc báo cáo Thủ trưởng Bộ được phân công tiếp khách ít nhất 01 ngày làm việc trước khi tiếp.
2. Các cuộc đón, tiếp và làm việc với các đoàn khách nước ngoài của Bộ Quốc phòng hoặc theo đề nghị của khách được thực hiện theo các quy định hiện hành.
3. Khi Thủ trưởng Bộ tiếp khách nước ngoài, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phân công Thủ trưởng Cục dự, cử cán bộ phiên dịch, ghi biên bản nội dung làm việc, đảm bảo lễ tân và phục vụ buổi tiếp; Văn phòng Bộ Quốc phòng phân công chỉ huy và cán bộ tham dự.
Trong các hoạt động đối ngoại quốc phòng, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng soạn thảo bài phát biểu của Thủ trưởng Bộ (nếu cần) và cử cán bộ làm công tác lễ tân, phiên dịch.
4. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổ chức tiếp và làm việc với khách nước ngoài theo đúng quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng. Sau mỗi lần tiếp, làm việc với khách nước ngoài, chậm nhất sau 03 ngày làm việc, các cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả bằng văn bản lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp, đồng gửi Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội.
Như vậy, tiếp khách nước ngoài của Bộ Quốc phòng được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?