Khi có nhu cầu công dân có được quyền yêu cầu cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu CCCD không?
Khi có nhu cầu công dân có được quyền yêu cầu cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu CCCD không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
Cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Các trường hợp được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
a) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.
b) Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
c) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d) Công dân được cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
đ) Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
...
Như vậy, khi có nhu cầu công dân có được quyền yêu cầu cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu CCCD nhưng cần đảm bảo các điều kiện do luật định.
Khi có nhu cầu công dân có được quyền yêu cầu cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu CCCD không? (hình từ internet)
Khi yêu cầu cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu CCCD cần xuất trình giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
Cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
...
2. Thủ tục cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị, nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp. Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải có văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này.
b) Công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp; xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
2. Thủ tục cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị, nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng thông tin khi được cung cấp. Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải có văn bản đồng ý có công chứng hoặc chứng thực của công dân được đề nghị cung cấp thông tin và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này.
b) Công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp; xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu khai thác, người có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Thông tư này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản kết quả khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
...
Theo đó, công dân có nhu cầu cung cấp thông tin của mình thì có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần cung cấp.
Đồng thời xuất trình thẻ Căn cước công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.
Thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được quy định ra sao?
Tại Điều 9 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
Thẩm quyền cho phép cung cấp, kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trừ thông tin về ảnh chân dung và vân tay) của công dân đang thường trú trong phạm vi cấp huyện.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trừ thông tin về ảnh chân dung và vân tay) của công dân đang thường trú trong phạm vi cấp tỉnh.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc; cho phép kết nối, chia sẻ thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân với các cơ sở dữ liệu khác sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
Như vậy, thẩm quyền cho phép cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xác định như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?