Khi chủ thể dữ liệu rút lại sự đồng ý việc xóa dữ liệu sẽ không được áp dụng trong trường hợp nào?
Chủ thể dữ liệu có thể chỉnh sửa trực tiếp dữ liệu cá nhân của mình hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về chỉnh sửa dữ liệu cá nhân như sau:
Chỉnh sửa dữ liệu cá nhân
1. Chủ thể dữ liệu:
a) Được truy cập để xem, chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình sau khi đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập theo sự đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác;
b) Trường hợp không thể chỉnh sửa trực tiếp vì lý do kỹ thuật hoặc vì lý do khác, chủ thể dữ liệu yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình.
2. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được chủ thể dữ liệu cá nhân đồng ý ngay khi có thể hoặc theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp không thể thực hiện thì thông báo tới chủ thể dữ liệu sau 72 giờ kể khi nhận được yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu.
3. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba được chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu sau khi được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân đồng ý bằng văn bản và biết rõ rằng đã có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu.
Như vậy, chủ thể dữ liệu được quyền chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình sau khi đã được Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập theo sự đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không thể chỉnh sửa trực tiếp vì lý do kỹ thuật hoặc vì lý do khác, chủ thể dữ liệu yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình.
Chủ thể dữ liệu rút lại sự đồng ý thì dữ liệu cá nhân có liên quan phải được xử lý như thế nào?
Chủ thể dữ liệu rút lại sự đồng ý thì dữ liệu cá nhân có liên quan phải được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân như sau:
Lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân
1. Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình trong các trường hợp sau:
a) Nhận thấy không còn cần thiết cho mục đích thu thập đã đồng ý và chấp nhận các thiệt hại có thể xảy ra khi yêu cầu xóa dữ liệu;
b) Rút lại sự đồng ý;
c) Phản đối việc xử lý dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không có lý do chính đáng để tiếp tục xử lý;
d) Dữ liệu cá nhân được xử lý không đúng với mục đích đã đồng ý hoặc việc xử lý dữ liệu cá nhân là vi phạm quy định của pháp luật;
đ) Dữ liệu cá nhân phải xóa theo quy định của pháp luật.
…
5. Việc xóa dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập được, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình trong trường hợp rút lại sự đồng ý.
Việc xóa dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập được, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Khi chủ thể dữ liệu rút lại sự đồng ý việc xóa dữ liệu sẽ không được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân như sau:
Lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân
…
2. Việc xóa dữ liệu sẽ không áp dụng khi có đề nghị của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp:
a) Pháp luật quy định không cho phép xóa dữ liệu;
b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Dữ liệu cá nhân đã được công khai theo quy định của pháp luật;
d) Dữ liệu cá nhân được xử lý nhằm phục vụ yêu cầu pháp lý, nghiên cứu khoa học, thống kê theo quy định của pháp luật;
đ) Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
e) Ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác.
Như vậy, khi chủ thể dữ liệu rút lại sự đồng ý việc xóa dữ liệu sẽ không được áp dụng trong trường hợp sau:
- Pháp luật quy định không cho phép xóa dữ liệu;
- Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Dữ liệu cá nhân đã được công khai theo quy định của pháp luật;
- Dữ liệu cá nhân được xử lý nhằm phục vụ yêu cầu pháp lý, nghiên cứu khoa học, thống kê theo quy định của pháp luật;
- Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?
- Một số mẫu bản kiểm điểm cuối năm thông dụng? Lưu ý khi viết bản kiểm điểm cuối năm? Bản kiểm điểm cuối năm là gì?
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?