Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xử lý như thế nào?
- Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xử lý như thế nào?
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được chuyển nhượng tài sản để thu hồi vốn không?
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các khoản chi nào?
Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xử lý như thế nào?
Việc xử lý tổn thất về tài sản được quy định tại Điều 12 Nghị định 93/2017/NĐ-CP như sau:
Xử lý tổn thất về tài sản
Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
1. Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Thẩm quyền quyết định mức bồi thường thực hiện theo Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc xử lý trách nhiệm của người gây ra tổn thất thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
4. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.
Như vậy, theo quy định, khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
(1) Trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường.
(2) Trường hợp tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
(3) Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, trường hợp thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ.
Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được chuyển nhượng tài sản để thu hồi vốn không?
Việc chuyển nhượng tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2017/NĐ-CP như sau:
Mua bán, chuyển nhượng tài sản
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua bán, chuyển nhượng tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.
2. Việc mua bán, chuyển nhượng tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhượng bán tài sản đối với doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chuyển nhượng tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các khoản chi nào?
Việc hoạch toán chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 16/2018/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc ghi nhận các Khoản chi phí
1. Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các Khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các Khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Việc xác định chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.
3. Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ chỉ được hạch toán vào chi phí kinh doanh các Khoản chi phí được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Riêng đối với Phần chi trích lập dự phòng rủi ro vượt mức quy định được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp do có sự khác biệt giữa quy định về chi trích lập dự phòng rủi ro của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nếu có); chi đóng phí hiệp hội ngành nghề ở nước ngoài mà tổ chức tín dụng tham gia và Khoản chi nộp phạt vi phạm hành chính (trừ các Khoản tiền phạt vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật), tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ được sử dụng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?