Khi áp dụng biện pháp phòng chống nứt kết cấu bê tông phát sinh trong quá trình đóng rắn thì cần phải đáp ứng những nguyên tắc chung nào?

Em ơi cho anh hỏi: Khi áp dụng biện pháp phòng chống nứt kết cấu bê tông phát sinh trong quá trình đóng rắn thì cần phải đáp ứng những nguyên tắc chung nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Hoàng đến từ Long An.

Khi áp dụng biện pháp phòng chống nứt kết cấu bê tông phát sinh trong quá trình đóng rắn thì cần phải đáp ứng những nguyên tắc chung nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9345:2012 quy định như sau:

Biện pháp phòng chống nứt kết cấu bê tông phát sinh trong quá trình đóng rắn
6.1 Nguyên tắc chung
Quá trình phát sinh các vết nứt trong kết cấu bê tông và bê tông cốt thép dưới tác động của các yếu tố khí hậu có thể kéo dài từ sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu cho tới một vài năm sau. Nguyên nhân phát sinh vết nứt là do biến dạng cứng của bê tông quá lớn làm cho ứng suất kéo phát sinh vượt quá giới hạn kéo cho phép của bê tông. Phần này hướng dẫn phương pháp đặt khe co dãn nhiệt ẩm để hạn chế biến dạng cứng (co, nở) của bê tông theo thời tiết ở mức gây ứng suất kéo không đủ làm nứt bê tông. Biến dạng này thường xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng đến một số năm sau khi đổ bê tông.
...

Theo đó, khi áp dụng biện pháp phòng chống nứt kết cấu bê tông phát sinh trong quá trình đóng rắn thì cần phải đáp ứng những nguyên tắc chung sau:

Quá trình phát sinh các vết nứt trong kết cấu bê tông và bê tông cốt thép dưới tác động của các yếu tố khí hậu có thể kéo dài từ sau giai đoạn bảo dưỡng ban đầu cho tới một vài năm sau.

Nguyên nhân phát sinh vết nứt là do biến dạng cứng của bê tông quá lớn làm cho ứng suất kéo phát sinh vượt quá giới hạn kéo cho phép của bê tông.

Phần này hướng dẫn phương pháp đặt khe co dãn nhiệt ẩm để hạn chế biến dạng cứng (co, nở) của bê tông theo thời tiết ở mức gây ứng suất kéo không đủ làm nứt bê tông. Biến dạng này thường xảy ra trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng đến một số năm sau khi đổ bê tông.

Kết cấu bê tông (Hình từ Internet)

Kết cấu bê tông cần được giải tỏa ứng suất phát sinh do những nguyên nhân nào?

Căn cứ theo tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9345:2012 quy định như sau:

Biện pháp phòng chống nứt kết cấu bê tông phát sinh trong quá trình đóng rắn
...
6.2 Đặt khe co dãn nhiệt ẩm đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
6.2.1 Nguyên tắc chung
Kết cấu cần được giải tỏa ứng suất phát sinh do biến dạng nhiệt ẩm quá lớn, hoặc do biến dạng không thực hiện được dưới tác động của khí hậu. Biện pháp đặt khe co dãn nhiệt ẩm dưới đây là nhằm giải tỏa ứng suất nêu trên.
...

Theo đó, kết cấu bê tông cần được giải tỏa ứng suất phát sinh do:

- Do biến dạng nhiệt ẩm quá lớn,

- Hoặc do biến dạng không thực hiện được dưới tác động của khí hậu.

Để giải tỏa ứng suất nêu trên thì có thể áp dụng biện pháp đặt khe co dãn nhiệt ẩm.

Có những loại khe co dãn nhiệt ẩm nào đối với kết cấu bê tông?

Căn cứ theo tiết 6.2.2 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9345:2012 quy định như sau:

Biện pháp phòng chống nứt kết cấu bê tông phát sinh trong quá trình đóng rắn
...
6.2 Đặt khe co dãn nhiệt ẩm đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép
...
6.2.2 Loại hình khe co dãn nhiệt ẩm
Có 2 loại khe co dãn nhiệt ẩm sau đây:
Khe dãn (Hình 4a)
Khe co (Hình 4b)
a) Tại khe dãn: Bê tông và cốt thép bị cắt đứt hoàn toàn. Khi cần thiết có thể dùng kết cấu có thanh truyền lực để truyền lực qua khe. Bề rộng khe không nhỏ hơn 20 mm.
Bề rộng b của khe dãn được xác định theo công thức:
trong đó:
b1 là tổng biến dạng của đoạn bê tông giữa 2 khe dãn, tính bằng milimét, (mm):
e là biến dạng nở ổn định của bê tông dưới tác động của khí hậu nóng ẩm, tính bằng milimet trên met (mm/m). Trong điều kiện khí hậu nước ta có thể lấy e trong khoảng từ 0,4 mm/m đến 0,45 mm/m;
l là chiều dài khoảng cách giữa 2 khe dãn, tính bằng mét (m).
b2 là độ dày lớp vật liệu chèn khe còn lại sau khi đã bị ép do bê tông nở dưới tác động của điều kiện khí hậu, tính bằng milimét (mm). Giá trị b2 lấy theo chỉ dẫn của nhà sản xuất vật liệu chèn khe.
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của khe dãn, người thiết kế có thể đặt khe có hình dáng khác nhau (như khe thẳng; khe gấp khúc; khe có mộng…).
Khe dãn cần phải thông thoáng, không chứa các vật lạ làm cản chuyển dịch đầu mút bê tông khi biến dạng, như gỗ, đá, bê tông vụn, gạch vỡ, đất cát…
b) Tại khe co: Tiết diện bê tông bị cắt xuống độ sâu (h) (Hình 4b). Thường độ sâu (h) không quá từ 10 mm đến 30 mm đối với kết cấu có chiều dày nhỏ (như mặt đường ô tô; sàn mái); hoặc có thể sâu hơn đối với kết cấu có chiều dày lớn (như tường chắn đất). Cốt thép có thể đi qua khe này. Bề rộng (b) của vết cắt khoảng 10 mm. Có thể xảm hoặc không xảm ma tít vào vết cắt tùy theo yêu cầu của khe.
Tùy theo yêu cầu kỹ thuật của khe và mỹ quan của kết cấu, vết cắt bê tông ở khe co có thể ở 1 mặt (như đối với sàn) hoặc 2 mặt (như đối với tường) của kết cấu.
c) Đối với các khe dãn ở sàn hoặc tường có yêu cầu ngăn nước cao thì từ phía có nguồn nước cần có các chi tiết ngăn nước thấm qua khe (như dùng màng chắn đàn hồi dán lên trên khe, dùng băng cách nước…). Khi cần có lớp cát hoặc lớp vật liệu khác ở phía trên kết cấu ( thí dụ lớp bê tông chống thấm nằm trên sàn mái) thì vị trí khe cần phải được duy trì xuyên suốt lớp vật liệu này (Hình 5).
...

Như vậy, có 2 loại khe co dãn nhiệt ẩm đối với kết cấu bê tông như Hình 4a và 4b ở trên.

Kết cấu bê tông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5574:2018 về thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép như thế nào?
Pháp luật
Khi áp dụng biện pháp phòng chống nứt kết cấu bê tông phát sinh trong quá trình đóng rắn thì cần phải đáp ứng những nguyên tắc chung nào?
Pháp luật
Khi thi công chống nứt kết cấu bê tông thì công tác kiểm tra được thực hiện như thế nào? Mọi diễn biến của quá trình thi công được ghi chép ở đâu?
Pháp luật
Khi áp dụng biện pháp phòng chống nứt mặt bê tông của kết cấu bê tông trong những giờ đầu đóng rắn thì cần thực hiện theo những nguyên tắc chung gì?
Pháp luật
Để tránh bị nứt kết cấu bê tông thì hỗn hợp bê tông cần được giữ ở nhiệt độ như thế nào? Thành phần bê tông phải được thiết kế ở đâu?
Pháp luật
Việc chống nứt đối với kết cấu bê tông phải đảm bảo những yêu cầu nào? Thi công chống nứt mặt kết cấu bê tông thực hiện theo nguyên tắc chung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kết cấu bê tông
859 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kết cấu bê tông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kết cấu bê tông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào