Khám người theo thủ tục hành chính có phải lập biên bản? Những ai sẽ được ra quyết định khám người theo thủ tục hành chính?
Khám người theo thủ tục hành chính có phải lập biên bản?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 127 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
Khám người theo thủ tục hành chính
...
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.
4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.
4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.
Như vậy, pháp luật quy định mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản.
Ngoài ra, quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám 01 bản.
Khám người theo thủ tục hành chính có phải lập biên bản? Những ai sẽ được ra quyết định khám người theo thủ tục hành chính? (Hình từ Internet)
Những ai sẽ được ra quyết định khám người theo thủ tục hành chính?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 127 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định như sau:
Khám người theo thủ tục hành chính
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.
...
Cùng với đó, viện dẫn đến khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định như sau:
Theo đó, những người được quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
- Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
- Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
- Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư;
- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu;
- Đội trưởng Đội quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
- Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh;
- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy;
- Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Lưu ý:
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.
Khám người có phải là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
...
Theo đó, trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp theo thủ tục hành chính.
Và khám người là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu phụ lục gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng mới nhất? Điều kiện để hợp đồng xây dựng có hiệu lực?
- Công chức Quản lý thị trường là gì? Trường hợp nào công chức Quản lý thị trường không được tham gia Đoàn kiểm tra?
- Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường là gì? Chế độ báo cáo thống kê gồm những chế độ nào?
- Ai là chủ sở hữu tài chính công đoàn đầu tư tài chính? Nguyên tắc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính?
- Tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với chức danh Y tế công cộng hạng 2? Yêu cầu kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin thế nào?