Khai thác khoáng sản đá quý có khối lượng khoáng sản nguyên khai là 90 tấn mà không có giấy phép khai thác thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Khai thác khoáng sản đá quý có khối lượng khoáng sản nguyên khai là 90 tấn mà không có giấy phép khai thác thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt tổ chức khai thác khoáng sản đá quý có khối lượng khoáng sản nguyên khai là 90 tấn mà không có giấy phép không?
- Điều kiện để tổ chức được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản là gì?
Khai thác khoáng sản đá quý có khối lượng khoáng sản nguyên khai là 90 tấn mà không có giấy phép khai thác thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Theo điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 22 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
...
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều này.
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, tổ chức khai thác khoáng sản đá quý có khối lượng khoáng sản nguyên khai là 90 tấn mà không có giấy phép khai thác thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính.
Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh vi phạm.
Trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. thì tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Khai thác khoáng sản đá quý (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt tổ chức khai thác khoáng sản đá quý có khối lượng khoáng sản nguyên khai là 90 tấn mà không có giấy phép không?
Theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 29 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
...
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
...
Theo quy định trên, tổ chức khai thác khoáng sản đá quý có khối lượng khoáng sản nguyên khai là 90 tấn mà không có giấy phép khai thác thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 140.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường không có quyền xử phạt tổ chức này.
Điều kiện để tổ chức được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010, được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
Nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
...
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
...
Như vậy, để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 53 nêu trên.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?