Khai thác cảng cạn được đầu tư xây dựng và quản lý như thế nào? Ai có quyền công bố mở, tạm dừng cảng và đóng cảng cạn?
Khai thác cảng cạn được đầu tư xây dựng và quản lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 103 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn
1. Đầu tư xây dựng cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân được đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
Theo đó, khai thác cảng cạn được đầu tư xây dựng và quản lý như sau:
- Đầu tư xây dựng cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân được đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
Ai có quyền công bố mở, tạm dừng và đóng cảng cạn?
Tại Điều 104 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền công bố mở, tạm dừng, đóng cảng cạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tại cảng cạn
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, tạm dừng và đóng cảng cạn.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng cạn theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng cạn được đặt trụ sở làm việc trong cảng cạn. Doanh nghiệp cảng cạn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, tạm dừng và đóng cảng cạn.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng cạn theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng cạn được đặt trụ sở làm việc trong cảng cạn. Doanh nghiệp cảng cạn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Cảng cạn (Hình từ Internet)
Xác định cảng cạn bao gồm các tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 101 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Tiêu chí xác định cảng cạn
1. Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
2. Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
3. Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
4. Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan.
5. Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, xác định cảng cạn bao gồm các tiêu chí sau:
- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
- Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
- Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
- Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Cảng cạn có những chức năng nào?
Theo Điều 100 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Chức năng của cảng cạn
1. Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container.
2. Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container.
3. Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại.
4. Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container.
6. Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container.
7. Sửa chữa và bảo dưỡng container.
Theo đó, cảng cạn có 07 chức năng gồm:
- Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container.
- Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container.
- Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại.
- Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container.
- Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container.
- Sửa chữa và bảo dưỡng container.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?