Khách quốc tế đến thăm Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ thì được yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp cảnh vệ không?
Khách quốc tế đến thăm Việt Nam có phải đối tượng cảnh vệ không?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Cảnh vệ 2017 thì đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; khu vực trọng yếu; sự kiện đặc biệt quan trọng được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này.
Theo khoản 2 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 thì khách quốc tế đến thăm Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ gồm:
+ Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ.
+ Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ, trên cơ sở có đi có lại.
+ Khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
+ Khách mời khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trên cơ sở có đi có lại.
Khách quốc tế đến thăm Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ thì được yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp cảnh vệ không?
Việc khách quốc tế đến thăm Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ được yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp cảnh vệ không quy định tại Điều 15 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:
Quyền và trách nhiệm của người là đối tượng cảnh vệ
Người là đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Luật này có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Có quyền yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này;
2. Có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định của Luật này.
Theo quy định trên, khách quốc tế đến thăm Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ thì được yêu cầu lực lượng Cảnh vệ thực hiện biện pháp cảnh vệ theo quy định tại Điều 12 Luật Cảnh vệ 2017 cụ thể:
Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam
1. Đối với người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này và được bố trí phương tiện hộ tống theo nghi lễ đối ngoại của Nhà nước.
2. Đối với cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ các nước khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 11 của Luật này và khi đi bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính thức.
3. Đối với khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc khách mời khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mà không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam thì căn cứ vào yêu cầu đối ngoại và thông lệ quốc tế, đề nghị của phía khách mời và tình hình thực tế để áp dụng một hoặc các biện pháp, chế độ cảnh vệ quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.
Đồng thời khách quốc tế đến thăm Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về biện pháp, chế độ cảnh vệ theo quy định.
Khách quốc tế đến thăm Việt Nam thuộc đối tượng cảnh vệ
(Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ là gì?
Theo Điều 18 Luật Cảnh vệ 2017 thì lực lượng Cảnh vệ gồm lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng, lực lượng này có những nhiệm vụ sau:
Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ sau đây:
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;
+ Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
+Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản để thực hiện công tác cảnh vệ; tổ chức phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ;
+ Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.
Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ sau đây:
+ Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm trong mọi tình huống;
+ Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;
+ Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong Quân đội; chủ trì, phối hợp, hiệp đồng với đơn vị có liên quan triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ khi đến thăm, làm việc trong khu vực do Quân đội quản lý;
+ Phối hợp với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?