Khách hàng trực tiếp trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thì khi giải ngân vốn cho vay có được thực hiện theo phương thức giải ngân bằng tiền mặt không?
Trường hợp nào được giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt?
Trường hợp nào được giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt?
Phương thức giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2017/TT-NHNN như sau:
(1) Tổ chức tín dụng cho vay được xem xét quyết định giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt trong các trường hợp:
a) Khách hàng thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Khách hàng là bên thụ hưởng (không bao gồm pháp nhân) không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.
(2) Khách hàng phải gửi cho tổ chức tín dụng cho vay văn bản cam kết của bên thụ hưởng về việc bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Trường hợp nào được giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt?
Phương thức giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2017/TT-NHNN như sau:
(1) Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật để giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Việc chuyển số tiền giải ngân vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được tổ chức tín dụng cho vay thực hiện ngay trong ngày giải ngân vốn vay theo mục đích ghi trong thỏa thuận cho vay; trường hợp việc giải ngân vốn vay thực hiện sau giờ giao dịch thanh toán trong ngày của tổ chức tín dụng cho vay thì việc chuyển tiền được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo của tổ chức tín dụng đó.
(2) Tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong các trường hợp:
a) Khách hàng thanh toán, chi trả cho các mục đích sử dụng vốn vay mà pháp luật quy định phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng;
b) Khách hàng là bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã ứng vốn tự có để thanh toán, chi trả các chi phí thuộc chính phương án, dự án kinh doanh hoặc phương án, dự án phục vụ đời sống được tổ chức tín dụng cho vay quyết định cho vay theo quy định của pháp luật;
c) Khách hàng trực tiếp thanh toán, chi trả tiền mua sản phẩm nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản từ cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, hộ kinh doanh và tổ hợp tác có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn để khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay.
Việc xử lý vi phạm đối với trường hợp giải ngân vốn cho vay sai phương thức được quy định như thế nào?
(1) Về việc giải ngân bằng tiền mặt: nếu như không thuộc các trường hợp quy định ở khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2017/TT-NHNN thì sẽ bị phạt theo quy định tại khoản 8 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm e khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022
"Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt;
b) Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán."
(2) Về sai sót trong chứng từ chứng minh mục đích vay - hành vi này có thể bị phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định 88/2019/NĐ-CP:
"Điều 14. Vi phạm quy định về cấp tín dụng
...
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;"
(3) Ngân hàng xét duyệt cho vay để bù đắp vốn tự có nhưng không xác định được khách hang thiếu vốn tự có tại thời điểm xin vay: Hành vi này tương tự như ở phần (2) nêu trên - cấp tín dụng cho đối tượng không đủ điều kiện, do đó về hình thức xử lý cũng tương tự như đối với trường hợp nêu trên.
(4) Ngân hàng cho khách hàng vay để trả nợ trước hạn khoản vay tại tổ chức tín dụng khác với thời hạn cho vay vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ: vì đây là hành vi cho vay đối với trường hợp không được phép cho vay. Việc phạt với hành vi này cũng tương tự phần (2) và (3) đối với trường hợp cấp tín dụng cho đối tượng không đủ điều kiện.
Như vậy, trong trường hợp thực hiện giải ngân vốn cho vay nhưng sai phương thức, tùy từng trường hợp sẽ có những hình thức xử lý vi phạm khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?