Kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại là gì? Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm những nội dung chính nào?
Kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại là gì?
Kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.
2. Thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải.
3. Hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.
4. Kết quả hòa giải thành là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp phát sinh.
5. Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của Nghị định này và Quy tắc hòa giải của tổ chức đó.
6. Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định của Nghị định này và thỏa thuận của các bên.
Như vậy, kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại được hiểu là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp phát sinh.
Kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại là gì? (Hình từ Internet)
Văn bản về kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại gồm những nội dung chính nào?
Văn bản về kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Kết quả hòa giải thành
1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ tiến hành hòa giải;
b) Thông tin cơ bản về các bên;
c) Nội dung chủ yếu của vụ việc;
d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
4. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên phải lập văn bản về kết quả hòa giải thành.
Văn bản về kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại bao gồm các nội dung chính sau đây:
(1) Căn cứ tiến hành hòa giải;
(2) Thông tin cơ bản về các bên;
(3) Nội dung chủ yếu của vụ việc được hòa giải;
(4) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
(5) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Lưu ý: Văn bản về kết quả hòa giải thành phải có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
Văn bản về kết quả hòa giải thành trong hòa giải thương mại có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.
Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành thì các bên có được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp không?
Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Kết quả hòa giải thành
1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ tiến hành hòa giải;
b) Thông tin cơ bản về các bên;
c) Nội dung chủ yếu của vụ việc;
d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
4. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành thì các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?