Kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế theo quy định do đơn vị nào chịu trách nhiệm xử lý?
Kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế theo quy định do đơn vị nào chịu trách nhiệm xử lý?
Căn cứ Điều 8 Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế ban hành kèm theo Quyết định 2835/QĐ-BYT năm 2015 quy định về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật như sau:
Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Đơn vị thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật do đơn vị thực hiện.
Văn bản xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải được gửi đến Vụ Pháp chế để theo dõi chung, trường hợp nội dung xử lý liên quan đến các đơn vị khác thuộc Bộ Y tế thì gửi đến các đơn vị này để thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Y tế xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Các đơn vị thuộc Bộ Y tế có liên quan đến nội dung xử lý có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Vụ Pháp chế có trách nhiệm báo cáo Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và Bộ trưởng Bộ Y tế kết quả xử lý theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế do các đơn vị sau đây thực hiện:
(1) Đơn vị thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật do đơn vị thực hiện.
(2) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Y tế xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế theo quy định do đơn vị nào chịu trách nhiệm xử lý? (Hình từ Internet)
Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế được gửi vào ngày nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế ban hành kèm theo Quyết định 2835/QĐ-BYT năm 2015 quy định về việc xây dựng Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật về y tế hằng năm như sau:
Xây dựng Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật về y tế hằng năm
1. Trước ngày 15 tháng 9 hằng năm, các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm gửi Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách về Vụ Pháp chế.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ Báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ Y tế gửi về, Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp Báo cáo, nghiên cứu, rà soát để xây dựng dự thảo Báo cáo theo dõi thi hành pháp luật về y tế hằng năm.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo Báo cáo theo dõi thi hành pháp luật về y tế hằng năm của Vụ Pháp chế gửi, các đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến và gửi ý kiến bằng văn bản để Vụ Pháp chế tổng hợp, hoàn thiện Báo cáo, trình Bộ trưởng ký gửi Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định thì trước ngày 15 tháng 9 hằng năm, các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm gửi Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách về Vụ Pháp chế.
Báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất về tình hình thi hành pháp luật được xây dựng trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về y tế ban hành kèm theo Quyết định 2835/QĐ-BYT năm 2015 quy định về việc xây dựng báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất như sau:
Xây dựng báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất
1. Báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất về tình hình thi hành pháp luật được xây dựng trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các cơ quan, tổ chức có liên quan;
b) Khi phát hiện vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho đời sống xã hội;
c) Báo cáo về kết quả xử lý các kiến nghị theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì xây dựng Báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất có quyền đề nghị các đơn vị có liên quan phối hợp xây dựng báo cáo để trình Lãnh đạo Bộ ký gửi cơ quan, đơn vị có liên quan. Các đơn vị được đề nghị có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, số liệu và các nội dung theo yêu cầu của đơn vị chủ trì trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, theo quy định thì báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất về tình hình thi hành pháp luật được xây dựng trong 03 trường hợp sau đây:
(1) Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các cơ quan, tổ chức có liên quan;
(2) Khi phát hiện vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho đời sống xã hội;
(3) Báo cáo về kết quả xử lý các kiến nghị theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng 12 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Ngày 23 tháng 12 âm 2025 thứ mấy?
- Đi xe đạp không đèn chiếu sáng bị phạt bao nhiêu 2025? Mức xử phạt đi xe đạp không đèn chiếu sáng theo Nghị định 168/2024?
- Lễ mừng thọ là gì? Mẫu kịch bản dẫn chương trình lễ mừng thọ xuân Ất Tỵ? Tham khảo mẫu kịch bản?
- Công trình được thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế quý 4/2024? Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý 4/2024 vào thời gian nào?