Kết nạp lại có cần thẩm tra lý lịch người vào Đảng lại không? Khi nào không phải thẩm tra lý lịch khi kết nạp Đảng viên?
Kết nạp lại vào Đảng có cần thẩm tra lý lịch người vào Đảng không?
Căn cứ tại mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên như sau:
3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.1. Bồi dưỡng nhận thức về Đảng
3.2. Đơn xin vào Đảng
3.3. Lý lịch của người vào Đảng
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
3.5. Lấy ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị - xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy nơi người vào Đảng cư trúTheo đó, thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại) bao gồm thẩm tra lý lịch của người vào Đảng.
...
Theo đó, thẩm tra lý lịch là một trong các bước thực hiện thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
Như vậy, người kết nạp lại vào Đảng vẫn cần thẩm tra lại Lý lịch người vào Đảng.
Kết nạp lại vào Đảng có cần thẩm tra lý lịch người vào Đảng lại không? Trường hợp nào không phải thẩm tra lý lịch khi kết nạp Đảng viên? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi Lý lịch đối với người kết nạp lại vào Đảng?
Căn cứ tại tiết 1.4.2 tiểu mục 1.4 Mục 1 phần I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định về Khai và chứng nhận lý lịch của người xin vào Đảng
Khai và chứng nhận lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-KNĐ)
…
1.4.2- Các nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng
...
13. Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đoàn (chi đoàn, đoàn cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
14. Đối với người xin được kết nạp lại vào Đảng:
- Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
- Ngày và nơi công nhận chính thức lần thứ nhất: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi được công nhận chính thức (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
- Người giới thiệu vào Đảng lần thứ nhất: Ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người tại thời điểm giới thiệu mình vào Đảng, nếu ban chấp hành đoàn cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở giới thiệu thì ghi rõ tên tổ chức đoàn thanh niên cơ sở và đoàn thanh niên cấp trên trực tiếp (nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu thì cũng ghi nội dung tương tự).
…
27. Đặc điểm lịch sử bản thân:
a) Bị khai trừ hoặc xóa tên trong danh sách đảng viên; xin ra khỏi Đảng: Thời gian, lý do, tại chi bộ, đảng bộ nào?
b) Được kết nạp lại vào Đảng: Ghi như mục 13 nêu trên.
Như vậy, cách ghi Lý lịch của người vào Đảng đối với người xin kết nạp lại tương tự như người mới kết nạp, tuy nhiên lưu ý:
Mục 14: Đối với người xin được kết nạp lại vào Đảng:
- Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
- Ngày và nơi công nhận chính thức lần thứ nhất: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi được công nhận chính thức (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).
- Người giới thiệu vào Đảng lần thứ nhất: Ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người tại thời điểm giới thiệu mình vào Đảng, nếu ban chấp hành đoàn cơ sở hoặc tập thể chi đoàn cơ sở giới thiệu thì ghi rõ tên tổ chức đoàn thanh niên cơ sở và đoàn thanh niên cấp trên trực tiếp (nếu ban chấp hành công đoàn cơ sở giới thiệu thì cũng ghi nội dung tương tự).
Mục 27b): Ghi như mục 13 nêu trên.
Xem thêm:
Tải mẫu Lý lịch người vào Đảng mới nhất
Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch người vào Đảng mới nhất hiện nay là Mẫu 20-KNĐ được quy định tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
Xem và tải Mẫu Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
Xem thêm Mẫu Lý lịch người xin vào Đảng mới nhất hiện nay là Mẫu 2-KNĐ được quy định tại quy định tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
Xem và tải Mẫu Lý lịch người xin vào Đảng
Khi nào thì không thẩm tra lý lịch khi kết nạp Đảng viên?
Căn cứ theo tiết c tiểu mục 3.4 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 hướng dẫn về phương pháp thẩm tra lý lịch như sau:
Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
...
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
...
c) Phương pháp thẩm tra, xác minh
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
- Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
- Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
...
Như vậy, những đối tượng thuộc diện phải thẩm tra lý lịch trước khi kết nạp Đảng sẽ không phải thẩm tra nếu đáp ứng được điều kiện sau:
- Đối với người vào Đảng:
+ Có cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ đang là đảng viên
+ Trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định.
- Đối với vợ (chồng) của người vào Đảng:
+ Có cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột là đảng viên;
+ Trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định.
Lưu ý: Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài sử dụng ma túy trái phép phải hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam nếu bị trục xuất?
- Mẫu Bài phát biểu Ngày 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam dành cho sinh viên đại học hay, ý nghĩa? Nhiệm vụ của giảng viên chính là gì?
- Kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu được bố trí từ nguồn nào? 04 nguyên tắc kiểm tra hoạt động đấu thầu?
- Quyết định của Ủy ban nhân dân có được xem là một văn bản quy phạm pháp luật? Nội dung quyết định của Ủy ban nhân dân?
- Đơn vị hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đương nhiên được cấp giấy chứng nhận nếu có 2 kiểm định viên?