Kế hoạch quản lý di sản thế giới được lập ra với những nội dung cụ thể nào? Do cơ quan nào có thẩm quyền lập?
Di sản nào được xem là di sản thế giới ở Việt Nam?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, di sản thế giới được quy định như sau:
"1. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (sau đây gọi chung là di sản thế giới) là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam có giá trị nổi bật toàn cầu về văn hóa và thiên nhiên, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (sau đây gọi chung là UNESCO) ghi vào Danh mục Di sản thế giới."
Theo đó, những di tích lịch sử - văn hóa cũng như danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam đáp ứng được những điều kiện trên được xem là di sản thế giới và được ghi vào Danh mục Di sản thế giới.
Để quản lý di sản thế giới cần lập kế hoạch quản lý với những nội dung gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý di sản thế giới được quy định cụ thể như sau:
"Điều 8. Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý di sản thế giới
1. Mô tả di sản thế giới
a) Điểm di tích, cụm di tích, cảnh quan thiên nhiên, địa chất, đa dạng sinh học và những yếu tố gốc cấu thành giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới;
b) Hiện trạng khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
c) Cộng đồng sinh sống trong khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới;
d) Giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ của di sản thế giới;
đ) Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận.
2. Thực trạng bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
3. Mục tiêu của kế hoạch quản lý di sản thế giới.
4. Quy định pháp lý trong nước và quốc tế có liên quan đến việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới; cơ chế, chính sách áp dụng đối với việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
5. Giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn của di sản thế giới: Chỉ số cần giám sát; chu kỳ và thời gian giám sát; tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát; những biện pháp bảo vệ cần thực hiện để ngăn chặn các nguy cơ tác động, ảnh hưởng tới di sản thế giới.
6. Xác định nguy cơ tác động tới di sản thế giới và đời sống cộng đồng để đề xuất xây dựng quy chế bảo vệ di sản thế giới theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này.
7. Quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan tới việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
8. Phương án kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của tổ chức được giao quản lý, sử dụng di sản thế giới.
9. Đề xuất nhiệm vụ bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị di sản thế giới và nguồn kinh phí thực hiện.
10. Kế hoạch quản lý di sản thế giới phải phân thành định kỳ 05 năm để đánh giá lại, xem xét điều chỉnh (nếu cần thiết) bảo đảm phù hợp với thực tiễn bảo vệ và quản lý di sản thế giới của từng thời điểm."
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cần lập kế hoạch quản lý di sản thế giới với những nội dung cơ bản như trên.
Kế hoạch quản lý di sản thế giới (Nguồn ảnh: Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền lập kế hoạch quản lý di sản thế giới?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 109/2017/NĐ-CP, thẩm quyền lập kế hoạch quản lý di sản thế giới được quy định cụ thể như sau:
"Điều 9. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới
1. Trường hợp di sản thế giới phân bố trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới được thực hiện như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới chịu trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới thuộc thẩm quyền;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thẩm định kế hoạch quản lý di sản thế giới.
2. Trường hợp di sản thế giới thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức lập kế hoạch quản lý di sản thế giới. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp lập kế hoạch quản lý di sản thế giới. Sau khi đạt được sự thống nhất đối với nội dung của kế hoạch quản lý di sản thế giới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì lập kế hoạch quản lý di sản thế giới và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đồng thời đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới."
Như vậy, tùy vào thẩm quyền quản lý di sản thế giới và địa bàn phân bố của di sản, việc phân chia thẩm quyền lập kế hoạch quản lý di sản được quy định như trên, cụ thể thuộc về các cơ quan sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di sản thế giới
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định việc chọn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức lập kế hoạch quản lý di sản thế giới. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp lập kế hoạch quản lý di sản thế giới.
Sau khi đạt được sự thống nhất đối với nội dung của kế hoạch quản lý di sản thế giới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì lập kế hoạch quản lý di sản thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?