Kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung gì?

Cho tôi hỏi kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung gì? Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản đối với các gói thầu nào? Câu hỏi của anh Phúc từ Cà Mau.

Ban Cấp sổ thẻ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung đối với những tài sản nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1090/QĐ-BHXH năm 2010 quy định về lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản tập trung như sau:

Lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản tập trung:
...
2. Tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
Hàng năm, cùng với kỳ lập kế hoạch, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh báo cáo nhu cầu mua sắm tập trung các tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 của quy chế này gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng với kế hoạch, dự toán của năm sau. Căn cứ báo cáo của các đơn vị và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao các đơn vị chuyên môn chủ trì tổng hợp và lập kế hoạch mua sắm tài sản tập trung cho toàn ngành, báo cáo Tổng giám đốc phê duyệt để thực hiện, cụ thể:
...
- Ban Cấp sổ thẻ chủ trì tổng hợp và lập kế hoạch mua sắm tập trung các tài sản quy định tại khoản 3, Điều 3 của quy chế này.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1090/QĐ-BHXH năm 2010 quy định như sau:

Danh mục tài sản, hàng hóa mua sắm theo phương thức tập trung:
Tài sản, hàng hóa được mua sắm, trang bị trong các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung gồm:
1. Xe ô tô các loại;
2. Các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: máy chủ, máy trạm, máy in, phần mềm ứng dụng (trừ trường hợp đặc biệt do yêu cầu công việc phải mua sắm riêng lẻ, nhanh chóng mới đáp ứng yêu cầu sử dụng như quy định tại điều 11 quy chế này);
3. Phôi thẻ bảo hiểm y tế, phôi sổ bảo hiểm xã hội;
4. Các ấn phẩm, tài liệu, phim ảnh để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá cho ngành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp cho các đơn vị sử dụng;
...

Như vậy, theo quy định, Ban Cấp sổ thẻ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung đối với những tài sản là phôi thẻ bảo hiểm y tế, phôi sổ bảo hiểm xã hội.

Kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung gì?

Ban Cấp sổ thẻ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung đối với những tài sản nào? (Hình từ Internet)

Kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1090/QĐ-BHXH năm 2010 quy định về lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản tập trung như sau:

Lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản tập trung:
...
3. Nội dung kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung:
a) Chủng loại, số lượng tài sản mua sắm theo phương thức tập trung;
b) Đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;
c) Thời gian thực hiện việc mua sắm tập trung tài sản;
d) Dự toán kinh phí mua sắm tập trung và nguồn kinh phí:
- Giá dự toán cho từng loại tài sản cần mua sắm tập trung;
- Tổng dự toán mua sắm tài sản theo phương thức tập trung bao gồm cả các chi phí lắp đặt, chạy thử, bảo hành và tư vấn (nếu có);
- Nguồn kinh phí thực hiện mua sắm tài sản tập trung.
4. Phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung:
a) Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch mua sắm tập trung đối với gói thầu mua sắm tài sản tập trung để trang bị trong phạm vi Bảo hiểm xã hội tỉnh và thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản để phối hợp thực hiện.
...

Như vậy, nội dung kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm:

(1) Chủng loại, số lượng tài sản mua sắm theo phương thức tập trung;

(2) Đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;

(3) Thời gian thực hiện việc mua sắm tập trung tài sản;

(4) Dự toán kinh phí mua sắm tập trung và nguồn kinh phí:

- Giá dự toán cho từng loại tài sản cần mua sắm tập trung;

- Tổng dự toán mua sắm tài sản theo phương thức tập trung bao gồm cả các chi phí lắp đặt, chạy thử, bảo hành và tư vấn (nếu có);

- Nguồn kinh phí thực hiện mua sắm tài sản tập trung.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản đối với các gói thầu nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 5 Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa theo phương thức tập trung trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1090/QĐ-BHXH năm 2010 quy định về lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản tập trung như sau:

Lập và phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản tập trung:
...
4. Phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản theo phương thức tập trung:
a) Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch mua sắm tập trung đối với gói thầu mua sắm tài sản tập trung để trang bị trong phạm vi Bảo hiểm xã hội tỉnh và thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản để phối hợp thực hiện.
b) Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đối với các gói thầu mua sắm tài sản tập trung để trang bị cho toàn ngành và thông báo cho các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, các đơn vị có liên quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phối hợp thực hiện.

Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản đối với các gói thầu mua sắm tài sản tập trung để trang bị cho toàn ngành.

Đồng thời, thông báo cho các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, các đơn vị có liên quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam để phối hợp thực hiện.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH từ 01/7/2024 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội khu vực năm 2025 thế nào? Vị trí và chức năng Bảo hiểm xã hội khu vực ra sao?
Pháp luật
Từ 1/7/2025 bỏ lương cơ sở thay bằng mức tham chiếu chưa? Mức tham chiếu đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Pháp luật
Thừa năm đóng bảo hiểm xã hội được tính như thế nào? Chế độ được hưởng khi đóng dư số năm tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đã có Quyết định 1080/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát thanh toán BHXH, BHYT điện tử thuộc BHXH Việt Nam?
Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật CCCD cho BHXH trên VssID chi tiết? Cách cập nhật CCCD trên VssID đơn giản và nhanh chóng?
Pháp luật
Thông báo cập nhật số căn cước công dân đối với người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trước ngày 31 3 2025?
Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật cccd trên BHXH online thông qua Cổng dịch vụ công BHXH chi tiết? Các nguyên tắc bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Mẫu công văn thay đổi địa chỉ gửi BHXH? Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ đăng ký tham gia BHXH có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Hướng dẫn kiểm tra đã cập nhật CCCD lên BHXH hay chưa chi tiết? Cấp lại sổ BHXH thay đổi thông tin CCCD không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
1,201 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào