Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì?
- Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì?
- Nội dung công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào chủ trì thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng?
Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-BXD năm 2024, Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được ban hành với mục đích sau:
- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và năng lực cho các cán bộ làm công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; bảo đảm tính toàn diện, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
- Kịp thời phát hiện những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tìm nguyên nhân và kiến nghị xử lý, kịp thời chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của ngành.
Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được ban hành nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Nội dung công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-BXD năm 2024, nội dung công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
+ Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác ban hành được gửi đến Bộ Xây dựng, có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
+ Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành được gửi đến Bộ Xây dựng, có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
+ Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
+ Kiểm tra văn bản theo địa bàn tại cơ quan ban hành văn bản; theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực.
Cơ quan nào chủ trì thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục I Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-BXD năm 2024 như sau:
I. KẾ HOẠCH KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
...
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Vụ Pháp chế
- Là đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, lồng ghép trong Báo cáo tư pháp hàng năm.
4.2. Các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị mình tại điểm 3.1 mục 3 Phần này theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Vụ Pháp chế trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại điểm 3.2 mục 3 Phần này.
- Thực hiện báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị mình gửi về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Như vậy, theo quy định trên Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối chủ trì thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, đồng thời phối hợp với các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ có trách nhiệm:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị mình theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Vụ Pháp chế trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Thực hiện báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp và báo cáo Lãnh đạo Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?