Kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí là gì? Kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí gồm các nội dung nào?
Kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí là gì?
Kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí được giải thích khoản 7 Điều 3 Thông tư 17/2020/TT-BCT thì kế hoạch kết thúc giếng là tài liệu do Người điều hành lập trước khi triển khai kết thúc giếng.
Kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí là gì? (Hình từ Internet)
Người điều hành phải lập kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí sơ bộ khi nào?
Người điều hành phải lập kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí sơ bộ khi nào, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BCT như sau:
Trình kế hoạch kết thúc giếng
1. Khi triển khai kết thúc giếng, Người điều hành phải trình kế hoạch kết thúc giếng trước thời hạn 05 ngày làm việc để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, chấp thuận trước 02 ngày làm việc.
2. Đối với việc kết thúc các giếng khoan thuộc kế hoạch thu dọn các công trình, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí, trên cơ sở kế hoạch thu dọn các công trình, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí đã được Bộ Công Thương phê duyệt theo Quyết định số 49/2017/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, Người điều hành trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kế hoạch kết thúc giếng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong quá trình triển khai kế hoạch kết thúc giếng, Người điều hành phải phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thông báo kế hoạch kết thúc giếng theo quy định.
4. Trong chương trình khoan của cả mỏ, lô hoặc mỗi giếng khoan đơn lẻ, Người điều hành đều phải lập kế hoạch kết thúc giếng sơ bộ sau khi kết thúc khoan đối với các giếng chưa được đưa vào khai thác.
Như vậy, theo quy định trên thì người điều hành phải lập kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí sơ bộ sau khi kết thúc khoan đối với các giếng chưa được đưa vào khai thác.
Kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí gồm các nội dung nào?
Kế hoạch kết thúc giếng khoan dầu khí gồm các nội dung được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2020/TT-BCT như sau:
- Lý do kết thúc giếng.
- Các số liệu cơ bản về giếng khoan, tóm tắt quá trình khoan và hoàn thiện giếng; các số liệu cơ bản về quá trình khai thác, sử dụng giếng khoan, các tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan, kết quả đo chất lượng gắn kết của đá xi măng bên ngoài ống chống khai thác và giữa các ống chống, áp suất vỉa, áp suất vỡ vỉa tại chân đế ống chống và các tài liệu liên quan đến giếng hoặc các thân giếng cần được hủy bỏ hoặc bảo quản.
- Sơ đồ cấu trúc giếng khoan trong đó nêu rõ: Chiều sâu giếng, chiều sâu thả các cột ống chống, chiều cao cột xi măng trong các khoảng không vành xuyến; loại và tỷ trọng dung dịch trong giếng khoan và trong các khoảng không vành xuyến; các loại thiết bị đang lắp đặt trong lòng giếng.
Đối với giếng khoan xiên định hướng và giếng khoan ngang phải ghi rõ chiều sâu cắt xiên, chiều sâu thẳng đứng, chiều sâu theo thân giếng, góc nghiêng và góc phương vị.
- Phương pháp đặt các nút cơ học và nút xi măng bao gồm quy trình đặt nút, loại vật liệu nút, thể tích vữa xi măng và thể tích dung dịch bơm đẩy, khoảng đặt và chiều sâu đặt, phương pháp thử áp suất và tải trọng với giá trị thử cụ thể.
Đối với các giếng phải hủy bỏ, cần nêu rõ phương pháp và chiều sâu cắt ống.
- Kế hoạch thu dọn và khảo sát quanh khu vực miệng giếng khoan trước và sau khi kết thúc giếng, di chuyển hoặc tháo dỡ giàn.
- Thời điểm, thời gian tiến hành kết thúc giếng, kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với các giếng bảo quản.
- Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên biển, sự cố hóa chất độc trên biển, các hoạt động bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp.
Người điều hành có cần phải thông báo về giếng khoan dầu khí đã bảo quản cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không?
Người điều hành có cần phải thông báo về giếng khoan dầu khí đã bảo quản cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không, thì theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 17/2020/TT-BCT như sau:
Báo cáo kết thúc giếng
1. Người điều hành phải nộp báo cáo về quá trình kết thúc giếng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong thời hạn 30 ngày sau khi hoàn tất công việc.
2. Đối với các giếng được thực hiện kết thúc giếng ngay sau khi hoàn thành chương trình khoan giếng thì Người điều hành được phép lập báo cáo kết thúc giếng là một phần trong báo cáo tổng kết thi công giếng khoan.
3. Tất cả các tài liệu liên quan đến công tác kết thúc giếng, kể cả sơ đồ trạng thái thực tế của giếng sau khi kết thúc và các tài liệu thu được khi khảo sát lần cuối về hiện trạng bề mặt, khu vực xung quanh giếng khoan phải được gửi kèm theo báo cáo kết thúc giếng.
4. Đối với các giếng thuộc kế hoạch thu dọn các công trình, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí, Người điều hành phải tuân thủ quy định tại Quyết định số 49/2017/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Người điều hành phải chịu trách nhiệm về an toàn, môi trường và những hậu quả phát sinh đối với việc kết thúc giếng.
6. Người điều hành phải thông báo, cập nhật thông tin về giếng đã bảo quản và hủy bỏ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì người điều hành cần phải thông báo về giếng khoan dầu khí đã bảo quản cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?