Kế hoạch giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu ban hành nhằm mục đích gì?
- Kế hoạch giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu ban hành nhằm mục đích gì?
- Khi thực hiện kế hoạch giám sát tài chính thì cần phải chú ý những yêu cầu gì?
- Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Kế hoạch giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu ban hành nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy đinh tại tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BYT năm 2024 về mục đích ban hành kế hoạch giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu như sau:
(1) Đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
(2) Đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
(3) Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
(4) Giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh.
(5) Thực hiện công khai minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp.
(6) Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Kế hoạch giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu ban hành nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện kế hoạch giám sát tài chính thì cần phải chú ý những yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BYT năm 2024 thì khi thực hiện kế hoạch giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu cần phải chú ý những yêu cầu sau:
(1) Công tác giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tài chính;
(2) Đánh giá đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung giám sát tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
(3) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong việc giám sát tài chính của doanh nghiệp, tránh trùng lắp, chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 706/QĐ-BYT năm 2024 về nội dung giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu như sau:
(1) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp.
(2) Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:
- Hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, gồm: Nguồn vốn huy động, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư;
- Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp;
- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;
- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
(3) Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Bộ Y tế phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng;
- Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);
- Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
- Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
(4) Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp.
(5) Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
(6) Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?