Kế hoạch dự trữ quốc gia gồm những nội dung gì, được xây dựng nhằm mục tiêu gì, dựa trên trình tự nào?
Căn cứ xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 Luật Dự trữ quốc gia 2012, việc xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia được dựa trên căn cứ sau:
Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thực hiện xây dựng kế hoạch về dự trữ quốc gia 5 năm, hằng năm và được tổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia gồm:
- Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia;
- Mục tiêu của dự trữ quốc gia;
- Khả năng cân đối của ngân sách nhà nước;
- Dự báo về tình hình kinh tế - xã hội trong nước, quốc tế.
Kế hoạch dự trữ quốc gia gồm những nội dung gì?
Kế hoạch dự trữ quốc gia gồm những nội dung gì?
Nội dung kế hoạch dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 4 Thông tư 145/2013/TT-BTC như sau:
(1) Mức dự trữ quốc gia cuối kỳ là tổng giá trị hàng dự trữ quốc gia tồn kho (gồm số lượng và giá trị từng mặt hàng) được xác định tại thời điểm 31 tháng 12 của năm kế hoạch hoặc năm cuối kỳ kế hoạch trên cơ sở tổng hợp kế hoạch nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia (Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 145/2013/TT-BTC);
(2) Kế hoạch tăng, giảm, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia
a) Kế hoạch tăng hàng dự trữ quốc gia bao gồm số lượng và giá trị các mặt hàng nhập tăng đưa vào dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch hoặc kỳ kế hoạch được lập chi tiết từng mặt hàng theo quy cách, ký mã hiệu, thời gian sản xuất (Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư 145/2013/TT-BTC);
b) Kế hoạch giảm hàng dự trữ quốc gia bao gồm số lượng và giá trị các mặt hàng xuất giảm do không còn nhu cầu tiếp tục dự trữ quốc gia hoặc do thay đổi yêu cầu về số lượng, danh mục hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch hoặc kỳ kế hoạch được lập chi tiết từng mặt hàng theo quy cách, ký mã hiệu, thời gian sản xuất, thời gian nhập kho (Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư 145/2013/TT-BTC);
c) Kế hoạch luân phiên, đổi hàng dự trữ quốc gia bao gồm số lượng, giá trị những mặt hàng đến thời hạn xuất luân phiên, đổi hàng trong năm kế hoạch hoặc kỳ kế hoạch để bảo đảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia, hoặc do hàng giảm chất lượng, hàng không phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, hoặc do thay đổi danh mục mặt hàng. Kế hoạch luân phiên, đổi hàng dự trữ quốc gia được lập chi tiết từng mặt hàng theo quy cách, ký mã hiệu, thời gian sản xuất, thời gian nhập kho dự trữ (Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư 145/2013/TT-BTC).
(3) Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật dự trữ quốc gia bao gồm kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trụ sở làm việc và kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
(4) Kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ bao gồm kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật, nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp ngành về dự trữ quốc gia, kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
(5) Phương án cân đối nguồn tài chính cho hoạt động dự trữ quốc gia: Trên cơ sở các nội dung hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, các bộ, ngành được phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng phương án cân đối nguồn tài chính cho hoạt động dự trữ quốc gia của năm kế hoạch hoặc kỳ kế hoạch.
Kế hoạch dự trữ quốc gia được xây dựng theo trình tự nào?
Trình tự xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 5 Thông tư 145/2013/TT-BTC như sau:
(1) Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thực hiện xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia 5 năm, hằng năm theo danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia được giao và theo nội dung kế hoạch dự trữ quốc gia quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
(2) Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia; thẩm định và tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cân đối chung trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia.
(3) Hằng năm, căn cứ kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia được duyệt và kế hoạch của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) chủ trì, tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cân đối chung trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(4) Trường hợp cần thiết thay đổi danh mục chi tiết hoặc quy cách mặt hàng nhập so với mặt hàng đến hạn xuất luân phiên, đổi hàng, các bộ, ngành phải thuyết minh rõ lý do gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) thẩm định, tổng hợp trình Chính phủ quyết định.
(5) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch đầu tư xây dựng kho chứa hàng dự trữ quốc gia theo quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia đã được phê duyệt.
Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật dự trữ quốc gia được tổng hợp chung trong kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định phương án phân vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho dự trữ quốc gia.
Như vậy, nội dung, mục tiêu, căn cứ xây dựng và trình tự xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia được quy định cụ thể tại Luật Dự trữ quốc gia 2012 và các văn bản khác liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?