Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm các nội dung chính nào?
Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm các nội dung chính nào?
Nội dung chính của kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội theo khoản 1 Điều 5 Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-UBND quy định như sau:
Nội dung kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị, bao gồm các nội dung chính:
- Khảo sát, lập kế hoạch trồng mới, cải tạo, chỉnh trang cây trên đường phố, trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng khác của đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong đó có hạng mục cây xanh;
- Khảo sát, tổ chức chặt hạ và trồng thay thế cây bị chết, cây không phù hợp với cảnh quan, môi trường, làm ô nhiễm môi trường; cây bị sâu bệnh không có khả năng điều trị, cây già cỗi, cây cong, nghiêng không đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ; cây có nguy cơ gẫy đổ không đảm bảo an toàn cho các công trình, người, phương tiện, tài sản; cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng trong đô thị.
Cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)
Quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Điều 2 Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-UBND quy định như sau:
1) Cây xanh đô thị trên địa bàn Thành phố được xác định chủ thể quản lý và phân công trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật.
2) Thành phố đầu tư, phát triển cây xanh đô thị và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển vườn ươm, công viên, cây xanh; trồng, chăm sóc, quản lý, duy trì và bảo vệ cây xanh đô thị.
3) Việc quản lý, phát triển công viên, vườn hoa, cây xanh đô thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch đô thị, quản lý đất đai, quy chuẩn kỹ thuật, đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác; đảm bảo mỹ quan, cảnh quan đô thị góp phần cải tạo môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và các quy định của pháp luật.
4) Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ đầu tư phải lựa chọn phương án tối ưu nhằm hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh hiện hữu trên vỉa hè, dải phân cách. Chủ đầu tư công trình phải gửi phương án xử lý cây xanh hiện hữu đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo phân cấp quản lý để xem xét, có ý kiến cấp phép trước khi triển khai thực hiện.
5) Sở Văn hóa và Thể thao, UBND cấp huyện khi cấp phép lắp đặt biển quảng cáo, biển hiệu (trừ biển báo giao thông) thuộc dải phân cách có cây xanh, công viên, vườn hoa, thảm cỏ phải có ý kiến thống nhất với cơ quan chuyên ngành theo phân cấp trước khi tổ chức thực hiện.
6) Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ cây xanh trước mặt nhà, ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây; phát hiện cây có nguy cơ gẫy, đổ nguy hiểm và thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý, duy trì cây xanh để kiểm tra, xử lý theo quy định.
Đơn vị quản lý, duy trì cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội có trách nhiệm gì?
Theo khoản 1 Điều 9 Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-UBND quy định như sau:
Quản lý, bảo vệ, bảo tồn cây xanh đô thị
1. Đơn vị quản lý, duy trì cây xanh đô thị có trách nhiệm:
a) Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, khảo sát nhằm bảo vệ cây xanh, phát hiện cây nguy hiểm và xác định mức độ nguy hiểm để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời;
b) Lập hồ sơ quản lý đối với cây bóng mát, cây xanh theo tuyến đường, cây xanh trong công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác của đô thị, trong đó phải lập hồ sơ, lý lịch; thống kê, cập nhật thường xuyên những thay đổi vào hồ sơ quản lý; lập hồ sơ theo dõi, chăm sóc cây xanh cần được bảo tồn để cây phát triển ổn định; lập hồ sơ theo dõi, xác định mức độ nguy hiểm đối với cây xanh nguy hiểm để có phương án thay thế kịp thời.
2. Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đơn vị được giao quản lý cây xanh có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trên địa bàn, đồng thời thông báo cho UBND cấp xã phối hợp để có biện pháp xử lý. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng hiện hành và các quy định của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, đơn vị quản lý, duy trì cây xanh đô thị có trách nhiệm:
- Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, khảo sát nhằm bảo vệ cây xanh, phát hiện cây nguy hiểm và xác định mức độ nguy hiểm để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời;
- Lập hồ sơ quản lý đối với cây bóng mát, cây xanh theo tuyến đường, cây xanh trong công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác của đô thị, trong đó phải lập hồ sơ, lý lịch; thống kê, cập nhật thường xuyên những thay đổi vào hồ sơ quản lý; lập hồ sơ theo dõi, chăm sóc cây xanh cần được bảo tồn để cây phát triển ổn định; lập hồ sơ theo dõi, xác định mức độ nguy hiểm đối với cây xanh nguy hiểm để có phương án thay thế kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?