Kế hoạch biên chế công chức cấp trung ương hàng năm bao gồm những nội dung gì? Biên chế công chức cấp trung ương được điều chỉnh khi nào?

Cho tôi hỏi kế hoạch biên chế công chức cấp trung ương hàng năm bao gồm những nội dung gì vậy? Số lượng biên chế công chức cấp trung ương được điều chỉnh khi nào? - Anh Quang Hùng (Tiền Giang).

Kế hoạch biên chế công chức cấp trung ương hàng năm bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 62/2020/NĐ-CP thì kế hoạch biên chế công chức nói chung cũng như công chức cấp trung ương nói riêng sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

Nội dung kế hoạch biên chế công chức hằng năm
1. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.
2. Báo cáo đánh giá việc giao và sử dụng biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch tại thời điểm lập kế hoạch.
3. Xác định biên chế công chức của năm kế hoạch; kèm theo việc thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức của năm kế hoạch theo Phụ lục IA hoặc Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện.
5. Kiến nghị, đề xuất.

Biên chế công chức

Biên chế công chức cấp trung ương (Hình từ Internet)

Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức cấp trung ương hàng năm là khi nào?

Tại Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm như sau:

Hồ sơ, thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm
1. Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hằng năm, gồm:
a) Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm;
b) Kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch.
2. Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm
a) Chậm nhất là ngày 15 tháng 6 hằng năm, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định.
b) Chậm nhất là ngày 20 tháng 7 hằng năm, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức của các bộ, ngành, địa phương.
c) Trường hợp các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.

Theo đó, thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức cấp trung ương hàng năm chậm nhất là vào ngày ngày 15 tháng 6 hằng năm.

Nếu các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định nêu trên thì Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.

Biên chế công chức cấp trung ương được điều chỉnh khi nào?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về việc điều chỉnh biên chế công chức như sau:

Điều chỉnh biên chế công chức
1. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức
a) Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;
b) Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để quyết định. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.

Như vậy, việc điều chỉnh biên chế công chức cấp trung ương cũng như công chức nói chung trong cơ quan, tổ chức sẽ được xem xét khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ sau:

- Thay đổi vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

- Thay đổi mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

- Thay đổi thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;

- Thay đổi quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

(2) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.

Công chức cấp trung ương
Biên chế công chức cấp trung ương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được xem xét tinh giản biên chế đối với công chức cấp trung ương đang nghỉ thai sản không? Việc tinh giản biên chế công chức cấp trung ương được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Pháp luật
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức cấp trung ương phải có kết quả từ bao nhiêu điểm trở lên?
Pháp luật
Công chức cấp trung ương có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ thì có thuộc trường hợp xem xét tinh giản biên chế hay không?
Pháp luật
Trường hợp công chức cấp trung ương đã chuyển công tác sang đơn vị mới mà phát hiện vi phạm ở đơn vị cũ thì cơ quan nào có quyền xử lý kỷ luật công chức đó?
Pháp luật
Có các hình thức kỷ luật nào đối với công chức cấp trung ương? Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức cấp trung ương là bao lâu?
Pháp luật
Đối với công chức cấp trung ương là công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu thì thủ tục xếp loại chất lượng công chức được quy định thế nào?
Pháp luật
Công chức cấp trung ương không giữ chức vụ lãnh đạo được xếp loại chất lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đáp ứng những tiêu chí nào?
Pháp luật
Công chức cấp trung ương không giữ chức vụ lãnh đạo được xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ khi đáp ứng những tiêu chí nào?
Pháp luật
Hội đồng kỷ luật công chức cấp trung ương làm việc theo nguyên tắc nào? Công chức cấp trung ương có thể khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật theo hình thức nào?
Pháp luật
Việc đánh giá công chức cấp trung ương do ai có trách nhiệm thực hiện? Theo kết quả đánh giá thì công chức cấp trung ương được xếp loại chất lượng theo những mức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức cấp trung ương
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
655 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức cấp trung ương Biên chế công chức cấp trung ương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức cấp trung ương Xem toàn bộ văn bản về Biên chế công chức cấp trung ương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào